Site icon OscartranAds Digital Blog

Facebook Relevance Score, cách cải thiện quảng cáo & điểm lý tưởng [Phần 2]

Trong phần 1 của bài chia sẻ về Điểm chất lượng quảng cáo (Relevance score). OscartranAds đã giới thiệu khái quát một trong những cách Facebook đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo khi tiếp cận người dùng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng quảng cáo. Ở phần 2, sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn cách cải thiện điểm chất lượng quảng cáo để chiến dịch của bạn thêm hiệu quả.

Tóm tắt các ý chính ở phần 1:

  1. Điểm chất lượng quảng cáo – Facebook Relevance Score là gì?
  2. Facebook Relevance Score được cập nhật ở đâu, khi nào?
  3. Điểm chất lượng quảng cáo cung cấp những giá trị gì cho nhà quảng cáo?
  4. Ví dụ minh họa về Điểm chất lượng quảng cáo
  5. Khái quát lại nội dung phần 1 – hiểu gì và nên làm gì?

Phần 2 sẽ đề cập những gì?

  1. Phân tích rõ đối tượng cận mục tiêu cần tiếp cận

Trước khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, hãy hoạch định mục tiêu cụ thể cần tiếp cận (bán/tiếp cận ai, bao tuổi, giới tính, ở đâu, họ có thói quen mua hàng thế nào…) và sản phẩm của bạn (bán gì, giá bao nhiêu, phù hợp với ai, bán thế nào, kênh nào, khả quan không…).

Ví dụ: Bạn đang cần bán một sản phẩm là miếng dán cường lực cho Samsung Galaxy S6 Edge, bạn có văn phòng và kho hàng tại Tp.HCM, chính sách giao hàng của bạn là chỉ trong khu vực Tp.HCM, Biên Hòa, Bình Dương, Long An thì bạn có thể tagert theo các mục tiêu sau:

Facebook có 2 vị trí hiển thị chính (không tính liên kết quảng cáo Instagram). Bao gồm Bảng tin trên máy tính (Newfeeds), Bảng tin trên thiết bị di động/máy tính bảng (Mobile/Tablet newfeeds) và Cột phải (Rigth column) trên máy tính. Ngoài ra, Facebook còn có vị trí hiển thị quảng cáo trên các ứng dụng với tên gọi là Mạng đối tượng. Đối với các quảng cáo Click to website hay Conversion to website khi quảng cáo trên mạng hiển thị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Vị trí cột phải thường cho giá thầu thấp hơn các vị trí khác như tỉ lệ CTR thường không cao.

2. Hãy sáng tạo nội dung thu hút, đừng lặp lại

Nội dung & hình ảnh sẽ là yếu tố then chốt để quyết định hành động của khách hàng, mặc dù bạn đã thành công ở bước xác định và tiếp cận đúng mục tiêu. Hãy suy nghĩ về cách thể hiện thông điệp quảng cáo của bạn và hình ảnh (hoặc video) sẽ tác động chính đến quyết định mua hàng của mục tiêu bạn nhắm đến. Facebook luôn mong muốn nhà quảng cáo thể hiện thông điệp sao cho một cách đơn bạn đơn giản nhất và liên quan nhất đến những gì nhà quảng cáo đang quảng bá. Nếu cần thiết, hãy tạo một mini-game để tương tác cùng mọi người và có những ưu đãi cho những khách hàng này.

3. Hãy thử quảng cáo, hãy thử và hãy thử (split test)

Đừng ngại ngùng và lo lắng về thời gian tiếp cận quảng cáo nhanh hay chậm, thay vào đó hãy tập trung theo dõi (monitoring) và thay đổi mẫu quảng cáo nếu bạn cảm nhận độ tiếp cận đang có vấn đề. Cũng hãy gạt qua quan niệm luôn duy trì một sắc thái nhất định vì chính điều này sẽ khiến thông điệp của bạn đi dần vào lối mòn, kể cả những khách hàng từng phản ứng tích cực với thương hiệu/sản phẩm của bạn cũng sẽ chán và đặt mối quan tâm đến một điểm bán hàng khác. Khi thấy điểm chất lượng quảng cáo bị giảm, hãy bình tĩnh tìm giải pháp vì bạn đang nhận được sự tư vấn rất sớm từ Facebook.

4. Chia sẻ kinh nghiệm chỉ là gợi ý, hãy quảng cáo theo cách của bạn

Nếu bạn đã đọc đến đoạn này rồi, thì hãy thực hiện các ý gợi ý bên dưới để có thể tối ưu hóa quảng cáo của chính bạn, hiểu hơn về điểm chất lượng quảng cáo và trải nghiệm thêm nhiều sự thú vị xung quanh kỹ năng quảng cáo trên Facebook. Các lời chia sẻ chỉ mang tính tham khảo và không phải hữu hiệu cho tất cả nhà quảng cáo!

Ví dụ, một sản phẩm của bạn dự định kinh doanh có giá vốn là 200,000đ, bạn nên cộng thêm chi phí từ 10 – 20% (tùy sản phẩm) để quảng cáo Facebook, hơn là bạn quảng cáo một cách cảm quan, đến khi tính lại chi phí thì lợi nhuận không như mong muốn. Tuy nhiên, bạn hãy tính toán thật kỹ sao cho giá thành bán ra không quá cạnh tranh so với các đối thủ nếu như họ đang có ưu thế hơn.

Bạn có thể: quảng cáo nhắm mục tiêu khác nhau (Thích trang, Post engagement, Click to website…) cùng một đối tượng (Nhóm đối tượng A nào đó), hoặc các quảng cáo (Nội dung A, nội dung B) với các đối tượng khác nhau (đối tượng A, đối tượng B). Sau đó, hãy theo dõi và chọn ra nhóm đối tượng phù hợp nhất với quảng cáo của bạn dựa vào công cụ phân tích quảng cáo theo thời gian thực của Facebook (trong Trình quản lý quảng cáo hoặc Power Editor), trong đó có cả điểm đánh giá chất lượng. Điều này có nghĩa đã quảng cáo sản phẩm của bạn sẽ được tiếp cận đến đúng mục tiêu.

Điều cuối cùng và cũng là điều đã đề cập rất nhiều lần, hãy tuân thủ các quy định quảng cáo của Facebook và hạn chế tối đa việc vi phạm các quy định này.

Hy vọng các chia sẻ trên hữu ích cho các bạn đang tiếp cận quảng cáo Facebook, nếu có các thắc mắc hay đóng góp, các bạn comment bên dưới để thảo luận thêm!

Exit mobile version