Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi chúng ta cũng phải bắt nhịp và hiện đại theo. Có rất nhiều lựa chọn thanh toán tiện ích hằng ngày mà chúng ta nên hệ thống lại xem sử dụng sao cho hiệu quả.

Nếu trở lại cách đây 10 năm, ví dụ như bạn mượn tiền bạn cùng phòng 50 nghìn, đến khi trả bạn sẽ móc ra 50 nghìn đưa bạn ấy. Khi đó có thể là 1 tờ tiền chẵn, nhưng cũng có thể là… nhiều tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn cộng lại cho đủ 50k. Thế nhưng ngày nay, việc thanh toán và chuyển khoản tiền cho nhau đã dễ dàng hơn bao giờ hết, từ chuyển khoản ngân hàng cho đến các ví điện tử. Đối với các giao dịch mang tính quốc tế, cũng đã có nhiều ứng dụng giúp bạn thực hiện nhanh chóng hơn.

Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả, cũng như chia sẻ lựa chọn thanh toán hằng ngày của tác giả:

Tài khoản Ngân hàng đang sử dụng:

  • Sử dụng thường xuyên chuyển khoản & rút tiền ATM: UOB ATM (Napas)
  • Sử dụng chuyển khoản backup: Techcombank. VPbank. Vietcombank
  • Sử dụng rút tiền mặt khi đi du lịch ngoài nước: CitiBank Mastercard Debit
  • Thẻ tín dụng sử dụng thường xuyên trong nước và khi đi du lịch nước ngoài: Citibank, HSBC
  • Thẻ tín dụng sử dụng backup trong nước: VIB Bank
  • Tài khoản thanh toán và rút tiền quốc tế về Việt Nam: Paypal
  • Thẻ thanh toán quốc tế: Payoneer
Khi đi du lịch quốc tế, việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng hoặc ghi nợ của ngân hàng có chi nhánh ở nhiều quốc gia vẫn là một lựa chọn tốt. Ảnh: CitiBank

Ví điện tử đang sử dụng:

  • Thường xuyên: Momo. Zalo Pay
  • Backup: Viettel Pay. Airpay. Samsung Pay 

Nói qua một chút về các lý do tác giả lựa chọn và giới thiệu những ứng dụng, ngân hàng này.

Ví điện tử

Ví điện tử sẽ giúp bạn thực hiện nhanh chóng việc chuyển khoản và thanh toán các hoá đơn vô cùng tiện dụng. Có nhiều ví điện tử đã liên kết với các nhà cung cấp để mang đến những trải nghiệm thanh toán vô cùng tiện lợi. Chưa kể, các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống và giải trí thường có những chương trình ưu đãi dành cho các “ví nhân” thời công nghệ số.

  • Zalo Pay (ít bị lỗi kỹ thuật khi thanh toán với bên thứ 3)
  • Momo (thường xuyên bị lỗi kỹ thuật nếu thanh toán với bên thứ 3 và trong ví không còn tiền, phải điều hướng qua Ngân hàng/thẻ tín dụng liên kết)
  • Viettel Pay (chuyển tiền đến tận miền quê xa xôi)
  • Airpay
Hai ví điện tử Momo và Zalo Pay hiện cũng đang được nhiều người sử dụng

Ngân hàng số (Digital banking) & Ngân hàng trực tuyến nói chung (Internet & Mobile)

Ngân hàng số có khác với Ví điện tử một chút, song vẫn là một hệ sinh thái thanh toán và mở rộng các dịch vụ cộng thêm của ngân hàng. Bạn có thể thanh toán hoá đơn và chuyển khoản cho bạn bè khá nhanh chóng. Hầu như tất cả các ngân hàng trong nước đã có liên kết với Napas, việc chuyển khoản nhận ngay kể cả cuối tuần, ngày lễ đã dễ dàng hơn. Bạn có thể chuyển qua số tài khoản hoặc số thẻ cho dù là cùng ngân hàng hay khác ngân hàng đang sử dụng. Chưa kể, một số ngân hàng hiện còn đang có dịch vụ ưu đãi miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống.

Techcombank vẫn là nhà bank đi đầu khi có chương trình miễn phí chuyển khoản đến hầu hết các ngân hàng trong nước. Ảnh: Techcombank

Theo quan điểm và trải nghiệm của Blog, một số Ngân hàng số & Ngân hàng trực tuyến bên dưới bạn có thể thử sử dụng (tiêu chí thao tác đơn giản, dễ sử dụng)

Ngân hàng trực tuyến:

  • Techcombank (miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống). Tuy nhiên các mức phí duy trì thẻ thuờng niên cộng lại cũng tương đối cao hơn so với các ngân hàng khác.
  • VIB Bank. Ngân hàng này đang có chương trình ưu đãi chuyển khoản phí 0đ, bạn có thể xem chi tiết trên website của VIB Bank.
  • Các ngân hàng như Vietcombank, VPBank có giao diện sử dụng trên Mobile cũng khá tốt, song phí chuyển khoản sẽ khá cao so với các ngân hàng khác.
  • UOB Bank. Đây là ngân hàng của Singapore có chi nhánh tại Việt Nam. Hiện tại bạn có thể chuyển khoản và rút tiền miễn tại các ATM đến hầu hết các bank trong nước có liên kết với Napas. Có một điều “bất tiện” đó là bạn phải thao tác thêm thông tin người thụ hưởng vào danh sách trước, dùng thêm mã trên tocken nhập vào xác minh sau đó mới chuyển khoản được.
VIB đang ra mắt chương trình 0đồng khi miễn phí chuyển khoản và rút tiền tại các ATM trong nước trong vòng 6 tháng*. Ảnh: VIB

Một số Ngân hàng khác cũng có chính sách chuyển khoản 0đ, chẳng hạn như SCB, tuy nhiên Blog không sử dụnng ngân hàng này và chưa rõ giao diện và thao tác tính năng có tiện cho người sử dụng hay không. Ngoài ra, nếu bạn có thêm thông tin về tính tiện ích của ngân hàng đang sử dụng, hãy chia sẻ với Blog qua email [email protected] nhé!

Ngân hàng số:

  • Timo của TPBank (ngân hàng dành cho thế hệ trẻ)
  • Yolo của VPBank (đang dần định vị sản phẩm)

Mã QR

Về cơ bản, mã thanh toán QR là một tính năng thanh toán vốn đã tích hợp trong cả Ví điện tử, Ngân hàng số/Ngân hàng trực tuyến (Internet & Mobile). Thanh toán qua QR sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn chỉ bằng việc scan mã thay vì phải tìm tài khoản thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, tính năng này hiện cũng đang được nhiều người sử dụng. Thông thường, tác giả sử dụng mã QR của Zalo Pay để thanh toán vé xem phim hay Momo cho các đơn vị bán hàng hoặc chuyển tiền qua lại cho bạn bè.

Thanh toán và chuyển khoản toàn cầu (thường dành cho các bạn kiếm tiền online)

Paypal

Đối với việc chuyển khoản và thanh toán toàn cầu, đòi hỏi bạn phải có thẻ Ghi nợ Quốc tế (Debit Card) hoặc thẻ Tín dụng Quốc tế (Credit Card) có logo của Visa, Mastercard… và sẽ kiên kết với một ứng dụng khác để “làm cầu nối”, hầu như mọi người sẽ tìm đến ngay Paypal vì tính phổ biến và lâu đời.

Đối với việc thanh toán, bạn có thể không cần thông qua Paypal vì hầu như các đơn vị bán hàng đều có chấp nhận thanh toán trực tiếp từ thẻ quốc tế của bạn.

Đối với việc rút tiền từ tài khoản Paypal về tài khoản ngân hàng của bạn, bạn sẽ cần phải thêm thẻ liên kết vào và phải chịu thêm phí rút tiền từ Paypal và phí chuyển đổi ngoại tệ, khi rút tiền thành công có thể bạn sẽ bị ngân hàng phát hành thẻ liên kết tính phí thêm một khoản phí nữa.

  • Phí rút tiền: 60.000VND
  • Phí chuyên đổi ngoại tệ: thường là thấp hơn thị trường khoảng 600-800VND
  • Phí xử lý: tuỳ ngân hàng trong nước, thường tầm 50.000VND hoặc 60.000VND
Paypal vẫn là một trong những lựa chọn rút tiền từ quốc tế về tài khoản liên kết nếu bạn đang sống ở Việt Nam.

Payoneer

Bạn cũng có thể sử dụng thẻ Payoneer để rút tiền về tài khoản thẻ ngân hàng trong nước. Cách đăng ký và sử dụng Payoneer các bạn có thể Google tìm hiểu thêm vì hầu như có đầy đủ thông tin từ các bạn làm MMO.

  • Phí rút tiền: 2%
  • Phí dịch vụ: tuỳ vào ngân hàng liên kết + 0.05% landing fee

Nếu bạn dùng chính thẻ của Payoneer phát hành và rút tại Việt Nam thì có nhiều loại phí cộng lại, mỗi ngân hàng sẽ có hạn mức rút khác nhau nên các bạn cân nhắc.

  • Phí rút tiền tại ATM: khoảng hơn 3$/giao dịch thành công
  • Phí kiểm tra số dư: 1$/lần
  • Phí rút không thành công: 1$/lần

Đó là tất tần tật về lựa chọn sử dụng thanh toán hằng ngày của tác giả bài viết. Riêng còn bạn thế nào, có thể chia sẻ cùng Blog không? Hãy để lại bình luận của bạn ở comment bên dưới nếu có thể nhé!

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và chỉ có tính tham khảo. Blog không ghi nhận các phản hồi tiêu cực và luôn đón nhận các đóng góp chia sẻ kinh nghiệm cá nhân từ mọi người. Xem thêm các chính sách về Điều kiện & Điều khoản sử dụng của Blog.

OscartranAds

Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *