Site icon OscartranAds Digital Blog

Digital Marketing là gì? Hãy cùng tìm hiểu

Khái niệm và Digital marketing là gì và vì sao chúng ta cần phải đầu tư vào các kênh và công cụ của lĩnh vực này. Hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp.

Hẳn có bao giờ bạn tự hỏi, thế Digital marketing là cái quái gì mà thời buổi bây giờ ai cũng bám vào nó để làm marketing, trong khi marketing truyền thống bản chất nó đã ăn sâu vào các chiến lược bán hàng và phát triển thương hiệu năm này qua tháng nọ. Thế thì Digital marketing nó đã làm nên phép màu gì để marketing truyền thống phải “nép” qua một bên chia sẻ phần đường cho “kẻ đến sau”.

Khái niệm về Digital marketing

“Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với marketing truyền thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” hoặc “Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động) và các mạng xã hội.”– Wikipedia.

“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu, mục đích hướng đến là tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lý” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing

Như vậy, có quá nhiều khái niệm về Digital marketing, không có khái niệm duy nhất và thống nhất. Song, chung quy lại mà nói, Digital marketing có 3 đặc điểm chính, đó là

Digital marketing là gì? Khái niệm về Digital marketing là như thế nào?

Mục tiêu của Digital marketing trong marketing là gì?

Mục tiêu của Digital marketing đó chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng chuyển đổi bán hàng. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên Kế hoạch chiến lược cụ thể (Strategy plan) và các Kênh digital marketing (Channels) phù hợp. Để có được một Kế hoạch chiến lược, thông thường các marketer sẽ tiến hành 4 bước đi quan trọng nhất đó là

Có chính xác bao nhiêu Kênh truyền thông Digital marketing?

Đây là câu hỏi sẽ khiến nhiều market dễ bị nhầm lẫn nhất. Nhiều marketer cho rằng các công cụ như Facebook, Google, Website, SEO, SEM… là những Kênh truyền thông Digital marketing. Nhưng điều này không chính xác. Nếu nói về Kênh truyền thông, thì hiện chỉ có 3 Kênh chính đó là Paid Media, Earned Media và Owned Media, được gọi là Media Coverage. Trong các kênh này lại có các công cụ (Tools) của những nền tảng (Platform) để triển khai trên các kênh lựa chọn.

3 kênh Owned media, Paid media và Earned media trong Digital marketing. Ảnh: Flowics Digital Platform

Những công cụ Digital marketing nào phổ biến hiện nay?

Trong một nghiên cứu và khảo sát do Ascend2 công bố vào tháng 12/2016, dựa trên quan điểm của 265 nhà tiếp thị (47% B2B, 35% B2C, 18% cả B2B và B2C). Có khoảng 63% người được hỏi cho biết Trang web của thương hiệu sẽ trở thành một công cụ marketing hiệu quả nhất trong xu thế digital marketing năm 2017. Trong khi 52% nói rằng  là Email; 49% là các công cụ đến từ nền tảng Social media và 31% đến từ tìm kiếm Organic.

Những công cụ và nền tảng của những kênh Digital marketing phổ biến trong việc hoạch định kế hoạch marketing 2017. Ảnh: Ascend2
Những công cụ và nền tảng của những kênh Digital marketing phổ biến trong việc triển khai kế hoạch marketing 2017. Ảnh: Ascend2

Các công cụ căn bản và phổ biến của Digital marketing

Báo cáo của Hootsuite và We Are Social thống kê các nền tảng Social media phổ biến trong hoạt động Digital marketing tại Việt Nam. Ảnh: Digital in 2017 – South East Asia – We Are Social

Ưu điểm của Digital marketing là gì?

Thế còn khuyết điểm của Digital marketing thì sao?

Tất cả những ưu điểm bên trên đều có thể trở thành khuyết điểm, và nếu bạn là một digital marketer thì nên luôn chuẩn bị trước tâm lý phải đối phó với những “khuyết điểm trốn tránh” này của Digital marketing. Hầu hết các kênh truyền thông của Digital marketing đều được triển khai trên môi trường online (xin được nhấn mạnh là “hầu hết”, không phải là tất cả), marketer phải theo dõi được khách hàng của mình là ai, họ tương tác những gì và họ đang đi lan truyền những gì về sản phẩm, thương hiệu của mình. Có thể hôm nay họ vui họ sẽ khen chiếc váy bạn đang bán rất đẹp, nhưng ngày mai họ buồn họ lại nói thái độ tư vấn mua hàng của nhân viên rất tệ… điều này dẫn đến Digital marketing là một con dao hai lưỡi mà các marketer cần phải lưu ý.

Có một sự khác nhau giữa Digital marketing vs Online/Internet marketing

Trước khi đi vào ví dụ giải thích cho câu hỏi trên, có một lưu ý muốn gửi đến các bạn đó là sự khác nhau giữa Digital marketing và Online/Internet Marketing. Bởi Digital marketing là một nền tảng tiếp thị số nói chung, còn Online/Internet marketing có thể gọi là “tập hợp con” của Digital marketing. Nghe có vẻ mông lung như một trò đùa đúng không? Nhưng thật ra lại cũng rất dễ hiểu.

Ở phần khái niệm Digital marketing là gì đầu bài viết, nếu đọc kỹ các khái niệm bạn sẽ thấy rõ ràng là, hầu hết các kênh, công cụ marketing để quảng cáo đều online (trực tuyến), nghĩa là phải cần có sự tác động của môi trường internet, chúng ta có thể gọi đó là Online/Internet marketing/advertising. Song, trong Digital marketing lại có những công cụ không cần đến môi trường mạng, chẳng hạn như SMS, Tivi, Radio hay LCD-frame…, nhưng thông thường nó phải được bắt đầu bằng một “cấu trúc điện tử”, chúng ta có thể gọi đó là Digital marketing/advertising.

Các công cụ và nền tảng trong nhóm Online/Internet marketing. Ảnh: Fabric Digital

Liệu có sự khác biệt nào giữa Online/Internet marketing vs Digital marketing không? Có một vài sự khác biệt:

Vậy Digital marketing & Traditional marketing (Marketing truyền thống) có gì khác nhau?

Ví dụ thế này:

Anh Sáu vừa có ý tưởng kinh doanh mới. Anh ấy liền mở một cửa hàng bán mỹ phẩm để phục vụ việc buôn bán. Anh Sáu thuê 3 em PGs xinh đẹp đứng ngay ngã tư phát tờ rơi, 2 em PBs đứng trong một booth được thuê ở các trung tâm thương mại phát sampling. Anh cũng chi ngân sách quảng cáo trên một số chương trình Radio có giới trẻ để thêm nhiều người biết đến. Kết quả anh Sáu vẫn có khách hàng, nhưng chỉ được 3 tháng đầu doanh thu ổn định, dần dà doanh số ngày càng giảm. Các phản hồi của khách hàng về sản phẩm cũng phải mất một thời gian mới được cập nhật và điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ ngày càng đi xuống, nhiều khách hàng trung thành bắt đầu bỏ rơi anh.

Anh Chín cũng có ý tưởng kinh doanh mới. Anh ấy mở một cửa hàng bán mỹ phẩm để phục vụ việc buôn bán tại điểm. Anh Chín thuê một đơn vị làm website bán hàng trong 1 tuần, sau đó anh Chín thuê thêm 1 em trai phụ trách mảng quảng cáo online trên các kênh như Facebook, Zalo, Google, tối ưu SEO… Anh Chín cũng bán được hàng. Tuy nhiên anh Chín có chính sách bán hàng qua mạng nên khách hàng ở tận Hà Nội vẫn có thể mua được (À quên, anh Sáu với anh Chín ở Sài Gòn nha). Doanh số bán hàng của anh Chín ngày càng tăng. Chưa kể, các khách hàng dù ở xa hay gần sau khi nhận được sản phẩm, sử dụng đều phản hồi đến anh rất thuận tiện qua nhiều kênh, anh Chín cũng khắc phục những mặt hạn chế trong dịch vụ rất nhanh, hoặc những sản phẩm nào được khách hàng chuộng anh đều tranh thủ nhập hàng thêm. Khách hàng trở lại thường xuyên hơn.

Như vậy, rõ ràng, có một sự khác biệt rất rõ trong cách làm marketing của anh Sáu và anh Chín. Dĩ nhiên, vấn đề không phải là cách anh Sáu chọn hướng “truyền thống” còn anh Chín chọn hướng “hiện đại”, mà là cách anh Chín đã biết kết hợp cả hai phương thức marketing để phát triển kênh bán hàng của mình, biết lựa chọn và thích nghi với thời cuộc để có một chiến lược khôn khéo trong kinh doanh.

Digital Marketing Transit Map. Ảnh: Gartner – Xem hình lớn

Hy vọng những thông tin cơ bản này sẽ hữu ích cho các bạn mới vừa chạm chân vào lĩnh vực Digital marketing. Lĩnh vực này rộng lắm và còn rất nhiều vấn đề để chia sẻ và cùng nhau khám phá. Hãy nhìn vào Digital marketing Transit ở trên, bạn sẽ thấy nó bao la biết chừng nào và còn là sự liên kết rất chặt chẽ. So với sự hiểu biết về những công cụ, nền tảng mà chúng ta đã và đang tiếp cận trong lĩnh vực Digital marketing, bạn đã đi qua “những trạm nào?”

OscartranAds.com

Exit mobile version