Để có thể phát triển một fanpage chất lượng, Content (Nội dung) được nhận định là chìa khóa làm nên hiệu quả tương tác trong cách mà doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.
- Bán gì? Tại sao phải bán sản phẩm này?
- Cho ai? Tập đối tượng khách hàng này ở đâu, có quan tâm hay không?
- Chất lượng? Nguồn gốc từ đâu, uy tín thế nào?
- Giá cả? Mức độ cạnh tranh nhiều hay ít?
- Rủi ro? Đánh giá được mức độ rủi ro và cách xử lý như thế nào?
–> Đây chính là cốt lõi của việc định vị một sản phẩm để có thể mang thông điệp đến cho khách hàng. Một khi đã có ý tưởng và insight được sản phẩm thì việc xây dựng một nội dung tương tác trên kênh fanpage sẽ dễ dàng hơn.
- Hình thức: chẳng hạn như kích thước hình ảnh, ảnh đại diện (thumbail) chất lượng ảnh, video, định dạng văn bản… những hình thức này Facebook cũng đều có hướng dẫn một cách cụ thể và rõ ràng nhất.
- Nội dung: dễ hiểu nhất thì bạn hãy cố gắng phân loại nội dung thành Content Direction (Định hướng nội dung), Content Angle (Nội dung triển khai) và Content detail (Chi tiết nội dung).
- Doanh nghiệp marketing trên Facebook fanpage cũng cần hiểu rõ, đâu là Content Marketing, đâu là Content PR (hoặc Native Advertising) và khi nào thì kết hợp cả hai loại content này để tăng sức hấp dẫn và độ tương tác cho fanpage.
- Content Marketing: tập trung mang lại các thông tin giá trị cho người dùng, tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị, có giá trị và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
- Content PR (Native Advertising): tạo ra các nội dung để giới thiệu cho một vấn đề cụ thể nào đó trong hoạt động kinh doanh của mình. Song nội dung cần ngắn gọn, rõ ràng và lan tỏa.



- Google – được xem là một kho dữ liệu bất tận để bạn có thể tìm kiếm nguồn thông tin xây dựng nội dung cho fanpage. Còn tìm kiếm nội dung phù hợp thế nào thì…bạn cũng có thể nhờ Google trợ giúp, dần dà xây dựng thành một kỹ năng riêng cho mình. Gợi ý trong bài viết này thì bạn hãy tìm những dữ liệu có liên quan đến sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
- Đối thủ cạnh tranh – một nguồn tài nguyên khác nữa đó chính là từ đối thủ của bạn. Hãy âm thầm theo dõi các page có cùng lĩnh vực kinh doanh, xem cách họ tương tác với khách hàng ra sao và các khách hàng phản hồi lại thế nào, khi đó bạn sẽ nhận ra được nhiều vấn đề cần học hỏi và dĩ nhiên, hãy thể hiện theo cách của mình thay vì copy lại toàn bộ.

- Từ chính khách hàng – đây chính là nguồn dữ liệu để bạn phân tích và xây dựng nội dung tương tác tốt nhất có thể. Bởi chính khách hàng đã quan tâm bạn thì mới để lại các bình luận, góp ý, dù là tích cực hay tiêu cực thì nó cũng chính là Content Angle để bạn có cơ hội tiếp cận với khách hàng hơn.
- Kênh truyền thông – có rất nhiều thông tin được chia sẻ trên các kênh truyền thông như TV, Tạp chí, báo online… thông thường sẽ là các đánh giá, nhận định có chuyên môn và nên tận dụng tài nguyên này để xây dựng nội dung cho fanpage.
- Facebook Audience Insight – một khi bạn xây dựng được cộng đồng cho fanpage, lập tức Facebook sẽ ghi nhận lại các dữ liệu về tập khách hàng đang quan tâm đến page của bạn. Đây chính là lúc bạn cần tập trung hơn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Ví dụ, ngày đầu bạn kinh doanh chỉ có 10 khách hàng đến mua, ngày thứ 30 bạn có 300 khách hàng, trong đó có 100 khách hàng quay lại mua tiếp… bạn đã có cơ sở dữ liệu để đánh giá Content của mình có đi đúng hướng chưa và cách khắc phục cũng như phát triển nội dung tiếp theo như thế nào để có thêm khách hàng mới.
Để làm được điều này cần: Tìm hiểu về cách tìm kiếm trên Google. Đọc được các số liệu phân tích từ dữ liệu tìm kiếm. Chọn lọc và biên tập nội dung theo cách riêng của mình. Theo dõi phản ứng của khách hàng.
- Hãy xác định lại xem Ý tưởng phát triển fanpage đã đi đúng hướng chưa? Nếu có bất cứ ý tưởng nào “lóe” lên thì ghi lại ngay để research và triển khai ngay nếu phù hợp hoặc trong tương lai gần.
- Xác định Content Direction cho giai đoạn hiện tại. Ví dụ, Video Content (20%); Hỏi-Đáp (15%); Sản phẩm A (25%); Sản phẩm B (25%), Thủ thuật (15%)… Số lượng Content Angle hàng tuần hoặc hàng tháng là bao nhiêu. Ví dụ, Video content (2 post/tuần); Sản phẩm A (4 post/tuần)…
- Theo dõi và nghiên cứu Facebook Audience Insight về các số liệu Facebook cung cấp, trong đó có 6 số liệu cần biết để phân bổ nội dung lẫn thời gian post cho phù hợp. Tìm hiểu thêm

- Cần biết chút ít về Design (Thiết kế). Nếu được, có thể học nhanh cách sử dụng photoshop qua mạng để biết cách bố cục hình ảnh, văn bản, màu sắc để làm nên nét đặc thù riêng page luôn thì càng tốt. Như có đề cập từ đầu, Content gồm có Hình thức & Nội dung, hãy phối hợp để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng cho fanpage.
- Lặp lại nhưng có đổi mới – đôi khi một nội dung nhưng bạn có thể lặp đi lặp lại nhiều lần để gia tăng sự quan tâm với khách hàng. Ví dụ cùng một nội dung là Khám phá cấu hình Sony Ericssion T610, bạn có thể thể hiện qua text bằng cách ý chính, hoặc qua video, hoặc qua infographic. Tin chắc, mỗi cách thể hiện bạn sẽ tiếp cận được thêm những đối tượng khách hàng tiềm năng mới, họ cũng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng lại phong phú thêm về cách khai thác khách hàng qua sở thích.
- Hỏi & trả lời (Q&As): Đây là cách mà doanh nghiệp có thể “raise” lên để tương tác với khách hàng của mình.
- Hậu trường (Behind The Scene): Ít ai biết rằng những hình ảnh đằng sau hậu trường là những thước phim mà mọi người rất thích khám phá
- Sự kiện (Event): Tổ chức các buổi event online hoặc offline để xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Làm thế nào (How to): Làm thế nào để thắt cavat nhanh nhất; làm thế nào để nấu súp cua ngon, làm thế nào để có làn son gợi cảm trên môi… làm thế nào và làm thế nào là câu hỏi hằng ngày mọi người đều đặt ra!
- Phản hồi từ khách hàng (Positive feedback & Negative feedback): Đây là nguồn nội dung quý giá để tiếp cận ngay với khách hàng. Đừng ngại các phản hồi tiêu cực có thể xảy ra, bình tĩnh giải quyết và khắc phục các điểm còn hạn chế. Đó còn là sự trải nghiệm trong kinh doanh.
- Giải trí & trải nghiệm (Have fun & Experience): Điều này cũng có chút tương đồng với ý “Làm thế nào”. Chia sẻ bí quyết làm vài món ăn cuối tuần và gợi ý những sản phẩm, nguyên liệu có thể mua ở cửa hàng hẳn bạn sẽ có một lượng bà nội trợ follow theo!
- Tin tức nóng/hấp dẫn (Breaking News): Chẳng hạn như “Nóng! Đập hộp iPhone 7 vừa về Việt Nam”.
- Trò chơi (Run contest/Minigame): Có thể nói đây là cách mà các fanpage ở Việt Nam vẫn đang làm và dĩ nhiên đổi lại lượng tương tác vẫn cao. Bạn hãy thử làm một minigame mà live stream luôn xem sao?!
Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc qua Facebook Messenger m.me/OscartranAds. Cảm ơn các bạn!
oscartranads.com