Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Vùng xám của công nghệ Deepfake hiện vẫn đang là sự tranh cãi khi rất khó để phân biệt đâu là sự thật đâu là giả dối. Điều người dùng internet cần làm là hạn chế tiếp cận công nghệ này cho đến khi có một lối tắt kỳ diệu phân biệt thật giả khó đoán như hiện nay…

Deepfake là gì?

Deepfake là một công nghệ được xây dựng dựa trên nền tảng machine learning (máy học) từ mã nguồn mở của Google. Công nghệ này sẽ quét video và ảnh chân dung của một người, sau đó hợp nhất nó với video riêng biệt nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) rồi thay thế chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng… Nói một cách cho dễ hiểu, Deepfake có thể gán khuôn mặt của một người này sang cho một người khác trong video với độ chân thực gần như tuyệt đối.

Công nghệ Deepfake. Video: NOVA PBS Official

Nguồn gốc của Deepfake được biết đến từ ứng dụng FakeApp trên diễn đàn Reddit vào tháng 12 năm 2017, từ tài khoản có tên “deepfakes”. Người này đã ghép gương mặt của nữ diễn viên phim Wonder Woman – Gal Gadot vào cơ thể một diễn viên khiêu dâm. Điều đáng quan tâm là ứng dụng này không phải được một kỹ sư máy tính chuyên ngành làm ra, mà chỉ là một người bình thường đã sử dụng công cụ máy học được Google phát hành công khai.

“Wonder Woman” – Gal Gadot trở thành nạn nhân khi bị ghép mặt vào một đoạn phim khiêu dâm bằng công nghệ Deepfake. Ảnh: Internet

Công nghệ Deepfake trước đây chỉ dừng lại ở những trò chơi khăm hay phục vụ cho mục đích giải trí. Sau đó nó cũng từng bị lợi dụng để phục vụ cho những mục đích chính trị chơi chẳng đẹp lòng nhau. Chính vì sự chân thật của sản phẩm sau khi “tái tạo” đã khiến công cụ này đang bị cộng đồng lên án, tẩy chay. Chưa kể, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra những video hoán đổi khuôn mặt để sử dụng cho các mục đích chẳng rõ liệu nó là điều tốt hay điều xấu. Những video giả mạo từ Deepfake đang lan truyền ra nhiều trang web chiếu phim khiêu dâm.

Deepfake hoạt động ra sao?

Như đã đề cập, Deepfake sử dụng thuật toán “máy học”, để tạo ra phiên bản của một gương mặt. Đầu tiên nó sẽ tìm và phân tích hàng trăm hình ảnh và video trên YouTube của người có khuôn mặt cần ghép. Sau đó, ứng dụng này đi qua từng khung hình của video muốn ghép, nối khuôn mặt của đối tượng vừa phân tích vào vị trí tương ứng. Thông thường, một video có thời lượng khoảng vài phút sẽ kéo dài khoản 8 tiếng để “render”.

Deepfake sử dụng thuật toán “máy học”, để tạo ra phiên bản của một gương mặt. Ảnh: The Verge

Mặt tối và mặt sáng của Deepfake

Sẽ chẳng có gì bàn luận và mọi người đều có thể cười tươi nếu như Deepfake được dùng với mục đích giải trí đơn thuần và không đi quá giới hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi điểm xuất phát của Deepfake cũng đã mang đến một cái nhìn tiêu cực khi gương mặt của nữ diễn viên phim Wonder Woman – Gal Gadot bị ghép vào cơ thể một diễn viên khiêu dâm. Theo một số nhà khoa học máy tính, những video Deepfake có nội dung người lớn sẽ tạo ra một mối đe dọa lớn đối với xã hội. Khi công nghệ phát triển hơn vào những năm tới, khó có thể phân biệt đâu là video có nội dung giả mạo.

Một ví dụ cụ thể, diễn viên Jessica Alba – người bị đưa khuôn mặt vào cơ thể của diễn viên phim người lớn Melanie Rios bởi người dùng UnobtrusiveBot. Hay khuôn mặt của nữ diễn viên Daisy Ridley được ghép vào cơ thể của một nữ diễn viên phim khiêu dâm khác. Các ca sĩ như Ariana Grande, Katy Perry hay diễn viên Emma Watson đều cũng là nạn nhân của Deepfake.

diễn viên Jessica Alba – người bị đưa khuôn mặt vào cơ thể của diễn viên phim người lớn Melanie Rios. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, Deepfake cũng đã được sử dụng để tạo ra những cảnh quay không mang tính tiêu cực. Vào tháng 7/2017, nhóm nghiên cứu tại đại học Washington trở nên nổi tiếng khi công bố video ghép mặt của Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama với giọng đọc của một người khác gây sốt cộng đồng mạng. Người dùng Reddit có nick Z3ROCOOL22 từng ghép gương mặt trùm phát xít Đức Hitler với vào Tổng thống Argentina Mauricio Macri khi ông đang phát biểu tại một buổi phát ngôn nào đó. Diễn viên huyền thoại Nicholas Cage cũng là một ngôi sao bất đắc dĩ của Deepfake khi ai đó đã ghép mặt ông vào những bộ phim mà ông không có vai diễn, Raiders of the Lost Ark hoặc Superman nhằm mang đến một hiệu ứng giải trí cho người xem.

Gương mặt của Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama với giọng đọc của một người khác. Video: BuzzFeedVideo

Phương diện xâm phạm quyền riêng tư

Một chuyên viên kỹ thuật tại Thung lũng Silicon – Andrew Keen, tác giả của cuốn sách “Làm thế nào để khắc phục tương lai” đã bày tỏ mối hoài nghi về công nghệ Deepfake, đồng thời ông hối thúc các chính phủ cần đưa ra quy định mới để quản lý công nghệ này. Ông tuyên bố “Đây là một hình thức đánh cắp danh tính” và ông nêu ra nghi vấn: “Tôi có quyền kiện ai nếu họ sử dụng hình ảnh của tôi và ghép vào một ngôi sao phim người lớn hay một con chó?”

Tuy nhiên, theo luật sư David Greena của công ty EFF nói rằng “không có gì là bất hợp pháp” về công nghệ Deepfake. Các đạo luật hiện hành đã giới hạn việc “tạo ra các nội dung khiêu dâm trái phép và các sự kiện sai lệch”, song nên đặt ra những quy định mới chống lại mục đích “sử dụng có lợi và lành mạnh” như giả mạo những tuyên bố chính trị.

Ở chiều hướng khác, theo luật sư công nghệ và truyền thông của công ty Loeb & Loeb LP, Melaine Howard cho biết cải cách pháp luật là không đủ và khuyến cáo các công ty công nghệ đưa ra “biện pháp đối phó với các nội dung giả mạo theo phương thức này”.

Vùng xám của công nghệ Deepfake hiện vẫn đang là sự tranh cãi khi rất khó để phân biệt đâu là sự thật đâu là giả dối. Ảnh: Internet

Có một điều người dùng internet nên hiểu rằng, càng nhiều hình ảnh, video có khuôn mặt bạn được đăng lên internet thì khả năng bị làm giả danh tính bằng Deepfake càng cao. Giờ đây, công nghệ Deepfake đã có những cải thiện đáng kể, chỉ cần 1 tấm ảnh cũng có thể làm ra video Deepfake. Hiện tại, các nhà khoa học máy tính đang nỗ lực tạo ra công cụ khác, mạnh mẽ hơn để phát hiện video và hình ảnh giả.

Vùng xám của công nghệ Deepfake hiện vẫn đang là sự tranh cãi khi rất khó để phân biệt đâu là sự thật đâu là giả dối. Điều người dùng internet cần làm là hạn chế tiếp cận công nghệ này cho đến khi có một lối tắt kỳ diệu phân biệt thật giả nói trên…

 

OscartranAds (Tham khảo: Motherboard, Theverge, Medium. Youtube)

Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.