Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Nếu bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu cách chạy quảng cáo mạng hiển thị Google (Google Display Network – GDN), thì có thể tham khảo bài viết này.

Các bước thiết lập và chạy quảng cáo GDN được thể hiện bằng video, dài gần 45 phút, hướng dẫn khá tỉ mỉ. Do video khá dài, bạn có thể chia thành nhiều phần để xem, mỗi phần 15 phút hoặc tuỳ theo nhu cầu phân bổ thời gian của bạn.

Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu một vài thông tin về mạng hiển thị Google (Google Display Network – GDN) trước khi bắt đầu tìm hiểu video hướng dẫn ở cuối bài.

Google Display Network là gì?

Google Ads (trước đây là Google Adwords) có hai sản phẩm quảng cáo gồm Google Search và Google Display.

  • Google Search là mạng quảng cáo từ khóa trên trang Tìm kiếm của Google.
  • Google Display là mạng quảng cáo hiển thị trên các website liên kết với Google.

Google Search và Google Display là hai sản phẩm quảng cáo khác nhau, tuy nhiên khi quản lý và thiết lập bạn sẽ dùng chung một công cụ do Google cung cấp là Google Ads (hoặc qua Google My Client Center – MCC nếu bạn có nhiều tài khoản quảng cáo).

Google Display Network hay còn được gọi tắt là GDN (Mạng hiển thị của Google), có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang duyệt các trang web ưa thích, khi xem video trên YouTube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Giao diện thiết lập quảng cáo GDN trên trình quản lý quảng cáo Google Ads – MCC

Theo Comscore, GDN hiện liên kết với hơn 2 triệu trang web, kênh video và ứng dụng trên toàn thế giới, nơi quảng cáo của bạn có thể xuất hiện. Các trang web thuộc GDN có thể tiếp cận hơn 91% người dùng Internet trên toàn thế giới. Bạn có thể sử dụng tính năng nhắm mục tiêu để hiển thị quảng cáo của mình thông qua hành vi, sở thích (như “lối sống ngoài trời” hay “Vnexpress.net”…), cho đến những tập khách hàng cụ thể (như “bà bầu”, “người mua tivi samsung”…)

Giúp bạn nhắm đúng đối tượng

Mạng hiển thị của Google được thiết kế để giúp bạn tìm đúng đối tượng. Các tùy chọn nhắm mục tiêu của mạng này cho phép bạn hiển thị thông điệp của mình một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm. Chẳng hạn:

Tìm khách hàng mới hoặc tương tác với khách hàng hiện tại của bạn: Giúp bạn nhắm mục tiêu những người có nhiều khả năng quan tâm đến các sản phẩm, tìm thấy khách hàng tiềm năng mới. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu, như danh sách tiếp thị lại để giúp bạn thu hút lại những người đã truy cập vào trang web trước đây. Thông qua,

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Targeting – Keywords Targeting): tiếp cận khách hàng bằng các từ khóa và theo chủ đề cụ thể.
  • Chọn chính xác website đặt quảng cáo (Placement Targeting): giúp bạn đặt chính xác các thông điệp trên các website mà bạn cho nó là phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ.
  • Tự động bám theo khách hàng đã từng truy cập vào website của bạn (Retargeting): Khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy những thông điệp quảng cáo của bạn khi họ đã truy cập vào những website thành viên trong GDN.
GDN nhắm mục tiêu quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Targeting) bao gồm khả năng hiển thị quảng cáo theo từ khóa mà nhà quảng cáo chọn lựa. Ảnh: Worldstream

Thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn nhờ tự động hóa

Phương pháp nhắm mục tiêu tự động giúp bạn nhận được nhiều chuyển đổi hơn bằng cách tìm kiếm đối tượng hiệu quả cao dựa trên các đối tượng và trang đích hiện tại của bạn.

Định dạng quảng cáo của Google Display Network

  • Hình ảnh: đây là định dạng phổ biến nhất khi quảng cáo GDN. Bạn có thể thiết kế biểu ngữ của mình đẹp, sống động tuỳ thích để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
  • Text: Định dạng này là một trong 2 định dạng quảng cáo phổ biến của GDN, bên cạnh định dạng hình ảnh. Cách này thường dùng khi bạn chưa có mẫu thiết kế biểu ngữ ưng ý. Tuy nhiên với một biểu ngữ quảng cáo chỉ đơn thuần là chữ thì đôi khi cũng sẽ khó thu hút sự chú ý người dùng.
  • Video: định dạng quảng cáo video trên GDN không phổ biến cho lắm. Một phần là thay vì bạn dùng video để quảng cáo GDN thì có một hình thức quảng cáo video thay thế khác cho thấy hiệu quả hơn, đó là quảng cáo trên Youtube.
Quảng cáo của mạng hiển thị Google được phân phối trên website liên kết.

Các kích thước banner trên GDN

Kích thước banner quảng cáo GDN khá đa dạng, từ banner hình chữ nhật cho đến hình vuông và hình dọc, đáp mức độ hiển thị trên nhiều layout web khác nhau: 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.

Tuy nhiên, một số kích thước được xem là phổ biến nhất khi quảng cáo thường là:

  • 728 x 90
  • 300 x 250
  • 300 x 600
  • 160 x 600
Các kích thước thiết kế quảng cáo GDN. Ảnh: match2one

Cần chuẩn bị gì để quảng cáo GDN?

  • Sản phẩm, dịch vụ
  • Kế hoạch (dễ nhất vẫn là 5W1H) và ngân sách
  • Trang đích (website hoặc landing page)
  • Nội dung quảng cáo
  • Nhân sự tối ưu

Ưu điểm của GDN

  • Độ tiếp cận: mạng hiển thị Google có hơn 2 triệu trang web và bạn có thể tiếp cận hơn 91% người dùng internet toàn cầu. Tuy nhiên đây là con số lý tưởng, khi bạn thiết lập chiến dịch có kế hoạch thì con số này sẽ thấp hơn nhiều.
  • Nhắm mục tiêu: GDN có thể nhắm đến đối tượng cụ thể (thông qua chân dung khách hàng mục tiêu bạn nhắm tới)
  • Chi phí chấp nhận được: nhiều người cho rằng giá thầu quảng cáo GDN khá cao, tuy nhiên so với Google Search thì bạn sẽ tiết kiệm được một ít chi phí.
  • Trả tiền theo mục đích: bạn có thể chọn PPC (Pay Per Click) hoặc CPM (Cost Per Mile). Đối với GDN thường các marketer sẽ ưu tiên CPM hơn vì mức độ hiển thị càng cao thì càng dễ tiếp cận người dùng. Tuy nhiên vẫn cần có một kế hoạch cụ thể để lựa chọn cho phù hợp.
  • Truyền tải thông điệp: so với Google Search thì GDN sẽ cho bạn nhiều lựa chọn thể hiện thông điệp hơn khi tiếp cận người dùng. Từ text cho đến hình ảnh và video.
  • Bám đuổi nhiệt tình: có thể nói GDN vẫn là bên retargeting hữu hiệu nhất. Khi khách hàng tiềm năng của bạn đã đến tận website tìm hiểu sản phẩm, rất có thể họ sẽ bị thuyết phục mua sản phẩm thông qua những lần “nhắc nhỡ” từ GDN.

Nhược điểm của GDN

  • Kiểm soát: Quảng cáo hiển thị theo cơ chế random và bạn sẽ “bị động và tự nghi ngờ” liệu quảng cáo có hiển thị hay không.
  • Ngân sách: Bạn cần một ngân sách tương đối lớn để thông điệp của bạn có thể tiếp cận rộng rãi đến nhóm đối tượng mục tiêu. Mức độ cạnh tranh hiển thị cao.
  • Tính liên quan: Google sẽ cố gắng hiển thị quảng cáo trên các trang web liên quan đến sản phẩm của bạn nhất, song không phải lúc nào cũng chính xác. Khi quảng cáo bạn cần tối ưu và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Không thể điều chỉnh hành vi người dùng: Ví dụ bạn quảng cáo từ khoá “mua iphone x” trên Google Search, Google sẽ hiển thị cho những người đang cần mua iphone x. Tuy nhiên, GDN sẽ hiển thị đến tất cả những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của bạn, kể cả là có nhu cầu mua hay là không mua.

Thiết lập quảng cáo

Và giờ là lúc bạn sẽ tìm hiểu cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo GDN như thế nào trên Google Ads. Bạn hãy theo dõi video hướng dẫn bên dưới, được chia sẻ bởi tác giả Kim Hưng.

Đây chỉ là những thông tin căn bản về GDN, nhưng chí ít cũng sẽ giúp bạn hiểu về mạng quảng cáo hiển thị này cũng như cách thiết lập một chiến dịch thông qua công cụ quảng cáo Google Ads.

OscartranAds

Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.