Nội dung chính
Công nghệ di động đang làm thay đổi hành vi của người dùng về mặt tìm kiếm và mua hàng trực tuyến. Họ khắt khe hơn, muốn tư vấn nhanh hơn và muốn nhận hàng ngay lập tức!
Hành vi người tiêu dùng cũng đã có thay đổi đáng kể trong thời đại bùng nổ của eCommerce
Thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đang khá sôi động, nếu không muốn nói là nhộn nhịp nhất trong khu vực Đông Nam Á, với những cái tên đáng nể như Tiki, Lazada, Shoppe, Sendo… chưa kể, những cửa hàng bán buôn nhỏ lẻ cũng chịu chi quảng cáo để phát triển các đơn hàng online, đáp ứng nhu cầu mua sắm mọi lúc mọi nơi của khách hàng.
Bên cạnh các trang web thương mại điện tử quen thuộc, bán tất tần tật, thì việc nghĩ đến và “hỏi chị Google” cũng không còn quá xa lạ với nhiều người. Nếu như trước đây, việc hỏi chị Google phần nhiều sẽ tập trung vào một hành vi tìm kiếm khá phổ biến, chẳng hạn như tìm hiểu về thông tin nào đó hoặc địa chỉ của một địa điểm mà bạn quan tâm (chữ, hình ảnh, video)… Thì giờ đây, Google cũng đã tích hợp thêm các tính năng tìm kiếm mua sắm dựa trên sở thích, tính cách của từng người để gia tăng trải nghiệm người dùng, cũng như hỗ trợ cho các nhà quảng cáo.
Một mẫu quảng cáo của Google với nội dung truyền thông “tìm nhanh kiếm dễ, với Google”
Xét về yếu tố sở thích và tính cách, mỗi người mua sẽ có độ khó, dễ khác nhau. Có người sẵn sàng gõ thẳng tên miền của trang mua sắm yêu thích, tìm kiếm sản phẩm cần mua và hành động sở hữu món hàng ngay lập tức. Sẽ có người so sánh giữ các trang mua sắm khác nhau ở mức độ 1, 2 hoặc 3 trang cùng lúc, nhưng cũng sẽ có người so sánh cả trên các trang web bán hàng lớn và cả trên Google, để đánh giá sản phẩm ở mức độ khắt khe nhất từ mẫu, giá, vị trí shop, chính sách giao nhận, thanh toán, review từ những người cùng mua… Hành vi này diễn ra cả khi người dùng dùng máy vi tính hoặc thậm chí là trên chiếc điện thoại thông minh nhỏ xinh.
Theo báo cáo từ Google-Temasek Report Google Internal Data, ngày càng nhiều người Việt Nam mua sắm Online với 9.7 tỉ lượt tìm kiếm eCommerce mỗi năm, 27 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Rõ ràng, hành vi người tiêu dùng cũng đã có thay đổi đáng kể trong thời đại bùng nổ của eCommerce.
Công nghệ di động đã làm thay đổi bản chất của hành vi khách hàng
Thế thì công nghệ di động đã làm thay đổi người tiêu dùng những gì?. Họ tò mò hơn, có nhu cầu cao hơn và không kiên nhẫn bằng trước đây. Trong một báo cáo của Google, EMEA, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015 so với từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017 cho thấy:
Người dùng đang sẵn sàng mua hàng của bạn
Ngay hiện tại, khách hàng của bạn có thể đang tìm hiểu thông tin của về thương hiệu, sản phẩm bạn đang bán trên Youtube, địa chỉ cửa hàng của bạn hoặc họ đang đơn giản là tìm kiếm thông tin gì đó trên internet. Ví von một chút thì khi Blog đang soạn thảo bài viết này, hiện có đang 604 người đang truy cập vào oscartranads.com 🙂 – họ là những khách hàng (độc giả) đang tìm hiểu và đọc thông tin trên Blog.
Trở lại với chủ đề chính, bạn có biết, trong hai năm qua, số lượt tìm kiếm trên thiết bị di động về dịch vụ giao hàng trong ngày đã tăng thêm 120%. Nghĩa là người mua sẽ cần kiểm tra xem liệu một sản phẩm có còn hàng không rồi mới đến cửa hàng để mua. Điều đó với họ sẽ không quá khó khăn khi mọi thông tin họ tìm đã có sẵn trên internet. Hay nói cách khác, trải nghiệm mua sắm hiện nay ngày càng phát triển theo hướng đa kênh.
Ví dụ: Trong một lần Blog và các thành viên được mời dự một đám cưới ở Long Hải, đôi uyên ương yêu cầu chúng tôi phải mặc dresscode là màu trắng/ kem/ xanh da trời, chất liệu vải là Linen (nỉ). Theo hành vi, chúng tôi sẽ nghĩ ngay đến các cửa hàng shopping quen thuộc (gọi, inbox). Tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm trên Facebook, rồi các trang như Tiki, Sendo… Trong lúc đó, chúng tôi cũng “hỏi Google” và bắt đầu quá trình lựa chọn sản phẩm từ Google Shopping. Chúng tôi tìm hiểu từ kiểu dáng mong muốn, đến màu sắc, đến vị trí shop và sao sánh đến giá… sau đó chúng tôi mới quyết định gọi cho cửa hàng trước khi chúng tôi đến xem sản phẩm và mua.
Chủ shop cần nắm bắt hành vi mua sắm theo xu thế công nghệ
Thế thì, để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và hành vi mua sắm của người dùng trong xu thế công nghệ hiện nay, các chủ shop cần chuẩn bị cho mình những “nguyên liệu” và “công cụ” thông dụng, hữu dụng nhất nếu có ý định quảng cáo sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
- Bán những sản phẩm bạn nghĩ là phù hợp với năng lực kinh doanh và xu thế tiếp cận, sử dụng của người dùng. Sẽ không quá khó khăn để bạn làm một khảo sát nhỏ để tìm hiểu thị hiếu người dùng.
- Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với sản phẩm, chân dung mục tiêu, ngân sách. Bạn vẫn có rất nhiều thời gian để test xem đâu là kênh hiệu quả nhất. Không phải lúc nào cũng là Facebook hay Google hay Affiliate song song nhau.
- Lắng nghe phản hồi từ những người đã mua sản phẩm của bạn.
- Theo dõi đối thủ của bạn đang làm gì và có học được gì từ họ không?
- Đứng ở vai trò là người mua hàng và bạn sẽ phải hành động những gì?
Quảng cáo mua sắm thông minh với Google Smart Shopping
Quảng cáo với Google Smart Shopping là một trong các mục tiêu quảng cáo các chủ shop có thể thử nghiệm. Đây là loại hình quảng cáo mua sắm cho phép người mua tìm thấy thông tin sản phẩm của bạn trên Google một cách nhanh chóng dễ dàng. Với chiến dịch Mua sắm thông minh, nguồn cấp dữ liệu sản phẩm và nội dung quảng cáo của bạn được kết hợp với công nghệ máy học của Google để hiển thị nhiều quảng cáo trên mạng.
Tại sao là Google Smart Shopping?
- Bởi vì bạn sẽ được tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Google khi họ có ý định, nhu cầu mua hàng từ hệ sinh thái phân phối quảng cáo của Google, từ Google Search cho đến Google Display Network, Youtube, Gmail.
- Hiển thị với độ phủ rộng nhưng chỉ tính phí khi có khách hàng quan tâm và xem sản phẩm.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi với Hình ảnh trực quan và thông tin sản phẩm (mô tả, đơn giá, vận chuyển, địa chỉ, đánh giá,..) so với chỉ có văn bản.
- Tự động tối ưu hoá để tạo ra số lượng chuyển đổi cao nhất với giá trị đơn hàng lớn nhất thông qua máy học của Google (Machine Learning)
Làm thế nào bán hàng trên Google Smart Shopping?
- Bước 1: Có một Website với đầy đủ tính năng chuẩn eCommerce phù hợp với chính sách Google Shopping.
- Bước 2: Đồng bộ tất cả sản phẩm (đề xuất) hoặc nhóm sản phẩm lên Google Merchant Center.
- Bước 3: Tạo một chiến dịch quảng cáo Smart Shopping với cài đặt hoàn thiện (Conversion & Remarketing).
- Bước 4: Theo dõi Báo cáo và Đo lường hiệu quả chiến dịch. Tối ưu hoá và giải quyết sự cố.
Bài viết này sẽ không hướng dẫn các bạn tạo quảng cáo với Google Smart Shopping. Các bạn có thể “hỏi Google” để tìm hiểu thêm nhé!
Các lưu ý khi triển khai chiến dịch Google Smart Shopping
- Chú trọng vào hình ảnh (chất lượng, đẹp) và nội dung (các mô tả) để thu hút sự quan tâm của người dùng tìm kiếm.
- Tối ưu trang đích. Người dùng sẽ tìm hiểu thêm sản phẩm bằng cách trỏ về trang web của bạn. Vì thế tốc độ trang web, tính thân thiện trong thiết kế cũng ảnh hưởng phần nào đến trải nghiệm người dùng.
- Bạn cần cho Máy học (Machine learning) có thời gian “học sản phẩm” của bạn và thoả các điều kiện bạn đặt ra (như ngân sách và tối ưu hoá giá thầu). Có thể sẽ mất đến hơn 10 ngày để có thể tối ưu.
- Tập trung vào giá trị chuyển đổi hơn là số lần nhấp chuột. Khi có đủ dữ liệu tracking (thường sau 3-4 tuần là tốt nhất). Bạn sẽ có thể tập trung cho các cú nhấp chuột mang lại giá trị chuyển đổi cao, giảm hoặc bỏ qua các quảng cáo nhấp chuột có giá trị thấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Target ROAS tại đây.
- Để ý vào các khoảng thời gian cao điểm hay vì một sự kiện quan trọng nào đó ảnh hưởng đến cộng đồng. Thời điểm cao điểm bạn phải chịu sự canh tranh bởi các nhà quảng cáo khác.
Tóm lại
- Nếu bạn là chủ shop, thấu hiểu hành vi tìm kiếm mua sắm của người dùng trong xu thế mới.
- Lựa chọn sản phẩm bán phù hợp lức năng lực kinh doanh, thị hiếu người mua.
- Lựa chọn nền tảng quảng cáo phù hợp. Lựa chọn loại hình và mục tiêu quảng cáo tối ưu nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho bạn.
- Thử trải nghiệm, tối ưu, đánh giá và tận dụng.
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn!
Oscartranads (Tham khảo: Google Smart Shopping)