Facebook sẽ đánh giá dựa vào thang điểm từ 1 đến 10. Điểm chất lượng quảng cáo càng cao thì quảng cáo đó có nhiều khả năng được hiển thị với đối tượng mục tiêu đã chọn, giá thầu cũng được tối ưu nhiều hơn.
Điểm liên quan quảng cáo Facebook – Facebook relevance score (hay còn gọi là Điểm chất lượng quảng cáo), là một số liệu khá quan trọng. Điểm số này dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm phản hồi tích cực từ những người xem quảng cáo (tương tác) và các phản hồi tiêu cực (báo cáo). Facebook sẽ đánh giá dựa vào thang điểm từ 1 đến 10. Điểm chất lượng quảng cáo càng cao thì quảng cáo đó có nhiều khả năng được hiển thị với đối tượng mục tiêu đã chọn, giá thầu cũng được tối ưu nhiều hơn.
Phần 1 của bài viết sẽ giới thiệu về Facebook Relevance Score, bao gồm các nội dung:
- Điểm chất lượng quảng cáo – Facebook Relevance Score là gì?
- Facebook Relevance Score được cập nhật ở đâu, khi nào?
- Điểm chất lượng quảng cáo cung cấp những giá trị gì cho nhà quảng cáo?
- Ví dụ minh họa về Điểm chất lượng quảng cáo
- Khái quát lại nội dung phần 1 – hiểu gì và nên làm gì?
1. Điểm chất lượng quảng cáo – Facebook Relevance Score là gì?
Facebook luôn đứng về phía người dùng trên cộng đồng mạng xã hội của họ và cũng hiểu rằng, các nhà quảng cáo đang cần gì khi chọn Facebook làm “thị trường” tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo. Facebook luôn cố gắng để cho mọi người nhìn thấy quảng cáo và quảng cáo đó phải tiếp cận đúng với mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, cũng như thích hợp với người đượctiếp cận. Đó chính là lý do Facebook phát triển Điểm chất lượng quảng cáo – Relevance score. Điều này sẽ mang đến một trải nghiệm tốt hơn cho doanh nghiệp lẫn người dùng.
Điểm liên quan quảng cáo Facebook – Facebook relevance score (hay còn gọi là Điểm chất lượng quảng cáo), là một số liệu khá quan trọng. Điểm số này dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm phản hồi tích cực từ những người xem quảng cáo (tương tác) và các phản hồi tiêu cực (báo cáo). Facebook sẽ đánh giá dựa vào thang điểm từ 1 đến 10. Điểm chất lượng quảng cáo càng cao thì quảng cáo đó có nhiều khả năng được hiển thị với đối tượng mục tiêu đã chọn, giá thầu cũng được tối ưu nhiều hơn.
2. Facebook Relevance Score được cập nhật ở đâu, khi nào?
Điểm chất lượng quảng cáo sẽ tự động cập nhật sau khi quảng cáo có 500 lần hiển thị. Nhà quảng cáo sẽ thấy điểm này được cập nhật trong Trình quản lý quảng cáo hoặc Power Editor. Điều này cũng có nghĩa, sau 500 lần hiển thị nhà quảng cáo sẽ có những bước đi cụ thể hơn trong việc tối ưu hóa quảng cáo của mình (bao gồm cả Nhóm quảng cáo và Quảng cáo). Từ đó, điểm chất lượng quảng cáo sẽ được cập nhật theo thời gian thực và thang điểm được đánh giá cao nhất là 10, thấp nhất là 1.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến điểm chất lượng quảng cáo. Nhưng Facebook đưa ra 2 quan điểm chính đó là Phản hồi tích cực (Positive feedback) như tương tác like, share, comment, xem video, chuyển đổi… và Phản hồi tiêu cực (Negative feedback) như các báo cáo về nội dung xấu từ người dùng (Tôi không muốn nhìn thấy quảng cáo này).
3. Điểm chất lượng quảng cáo cung cấp những giá trị gì cho nhà quảng cáo?
Điểm chất lượng quảng cáo sẽ giúp nhà quảng cáo hiểu hơn về một số khía cạnh quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí quảng cáo, cũng như tiếp cận khách hàng tiềm năng từ Facebook. Song có một điều nhà quảng cáo cũng nên hiểu rõ, điểm chất lượng quảng cáo giúp bạn tối ưu hóa giá thầu chứ không đảm bảo rằng giá thầu quảng cáo luôn ở mức thấp. Ngoài các yếu tố liên quan đến quảng cáo cạnh tranh, thì việc tiếp cận đúng target audience là một điều nhà quảng cáo phải chấp nhận một giá thầu quảng cáo tương xứng. Song, không phải lúc nào điểm chất lượng quảng cáo cao (Exellence) cũng dẫn đến hiệu quả tốt hơn do với những điểm chất lượng tốt (Good).
Đơn giản và dễ hiểu: Nếu hai quảng cáo (Ads 1 và Ads 2) target cùng một đối tượng, sẽ rất khó để xác định Ads 1 có điểm chất lượng cao (Exellence) với giá thầu thấp (Low Bid) sẽ hiệu quả hơn với Ads 2 có điểm chất lượng tốt (Good) với giá thầu cao (High bid). Bởi vì, Facebook vẫn ưu tiên giúp nhà quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hơn là các chuyển đổi liên quan khác nếu bạn nhắm đúng mục tiêu của chiến dịch (Objective campaign).
Ví dụ: Mục tiêu quảng cáo của bạn là Post Engagement (Tương tác với bài viết) thì Facebook sẽ đánh giá dựa trên các phản hồi tích cực và tiêu cực như sau:
- Phản hồi tích cực: bao gồm những hành động như tỉ lệ click, comment, share, like…
- Phản hồi tiêu cực: là các hành động từ chối hay ẩn quảng cáo
4. Ví dụ minh họa về Điểm chất lượng quảng cáo
Ví dụ: với 3 nội dung quảng cáo trên, sẽ có sự chênh lệch về Relevance score như sau:
- Nhóm Ads 1: nhà quảng cáo đang target sản phẩm này cho cả Nam & Nữ, sống tại USA, tuổi từ 22 – 34. Với hình ảnh quảng cáo, dễ dàng nhận thấy rằng họ đang bán hàng thời trang nữ, nhưng target vào Nam là đều không cần thiết. Ngoài ra nội dung cũng rất đơn điệu và không có gì gây ấn tượng cho người tiếp cận quảng cáo
- Nhóm Ads 2: ở mẫu quảng cáo này nhà quảng cáo đã khắc phục được các nhược điểm ở Ads 1, đã loại bỏ đối tượng là Nam, nội dung cũng mang tính action hơn, nhưng thực sự vẫn chưa đủ vì loại hình đang quảng cáo mong muốn bán được hàng hóa!
- Nhóm Ads 3: mẫu quảng cáo Ads 3 rõ ràng các bạn đều sẽ nhận thấy không có sự khác biệt gì về hình ảnh và nội dung, nhưng thật ra nhà quảng cáo đã làm mới quảng cáo của mình bằng cách sau:
- Target lại theo độ tuổi từ 22 – 34
- Tiếp cận nữ giới
- Sống tại USA
- Mục sở thích và hành vi nhà quảng cáo đã chọn thêm “quan tâm đến thời trang”
- Có đính kèm nút kêu gọi hành động (action button) là Mua ngay (Shop now)
Chính sự thay đổi trong cách tạo đối tượng tiếp cận quảng cáo ở mẫu Ads 3 đã giúp nhà quảng cáo nhận được đánh giá cao từ hệ thống phân tích quảng cáo của Facebook, với điểm đánh giá chất lượng là 8/10. Bởi một điều hiển nhiên, các mục tiêu đều tập trung vào cái mà nhà quảng cáo cần và người tiếp cận quảng cáo cũng thích thú với những gì mình đang nhìn thấy.
5. Khái quát lại nội dung phần 1 – hiểu gì và nên làm gì?
- Hiểu hơn về hiệu quả của chiến dịch đang chạy thông qua hệ thống phân tích điểm chất lượng từ các đánh giá phản hồi của đối tượng được tiếp cận quảng cáo (Positive feedback và Negative feedback).
- Cũng giống như, bạn không thể đăng hình quảng cáo chiếc iPhone 7S khi nội dung đang giới thiệu về cấu hình của LG G4 và kêu gọi mọi người đặt mua chiếc iPhone này!
- Đánh giá mức độ sáng tạo qua nội dung, hình ảnh dành cho mẫu quảng cáo đang nhắm đến khách hàng.
- Tìm những điểm chung phù hợp ở các chiến dịch trước để việc quảng cáo hiệu quả hơn.
- Nếu bạn đang bán hàng về thời trang hãy “để hình ảnh lên tiếng”, bạn có thể mix match, đầu tư concept chụp hình sao cho hấp dẫn nhất;
- Nếu bạn đang bán hàng về các phụ kiện điện thoại di động, hãy thể hiện tính thời trang lẫn thời thượng có chiếc ốp da hay miếng kính cường lực khi “khoác” lên cho dế yêu sẽ như thế nào;
- Hoặc bạn đang bán về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy tập trung vào các tính năng của sản phẩm, ngắn gọn, súc tích, lợi ích là gì, mua ở đâu, giá thế nào và lưu ý là đừng tăng bốc quá mức như “mỗi ngày uống 1 viên uống trong 5 ngày bạn sẽ trẻ ra như gái 18 tuổi” – vậy nếu người 18 tuổi uống thì sao???!
- Theo dõi được điểm chất lượng quảng cáo khi các chiến dịch quảng cáo đang chạy và nhận được các đánh giá của đối tượng được tiếp cận dựa trên báo cáo thực thế (tiếp tục hoặc dừng lại để review nếu cần thiết).
- Lưu ý: Điểm chất lượng quảng cáo chỉ được cập nhật khi quảng cáo của bạn đang chạy và không có các tùy chọn không hiển thị khác!
- Nếu điểm chất lượng rơi xuống dưới mức 4, bạn nên tiến hành thay đổi các nội dung hướng đến trong Nhóm quảng cáo (Ads set) và Quảng cáo (Ads). Việc thay đổi nội dung, mục tiêu hay bất kỳ tác động nào đến chiến dịch, bạn nên thực hiện sau khi chiến dịch được duyệt sau khoảng 12 giờ hoặc 24 giờ là tốt nhất.
- Tránh những thay đổi liên tục vì điều đó sẽ dẫn đến tác dụng ngược so với hiệu quả mong muốn.
Oscartranads.com