Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Giữa lúc dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử lại được dự đoán là có “cơ hội vàng” để phát triển. Tuy nhiên sau một quý đầu năm, các công ty thương mại điện tử Việt Nam đã tận dụng cơ hội này ra sao?

Website tìm kiếm và so sánh giá iPrice Group cùng công ty đo lường SimilarWeb vừa công bố bản đồ Thương mại Điện tử (TMĐT) Việt Nam Quý I/2020, cùng thống kê lượng truy cập của top 50 website TMĐT hàng đầu Việt Nam.

Top 50 website TMĐT hàng đầu Việt Nam. Nhấp vào hình để xem chi tiết. Nguồn: iPrice

Shopee Việt Nam giữ vị trí quán quân Quý 1/2020

Báo cáo của iPrice Group tiết lộ Tiki đã trở lại top 2 các sàn TMĐT Việt Nam theo lượng truy cập website. Sau 3 tháng đầu năm, website của Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/ tháng, giảm nhẹ 500 nghìn lượt/ tháng so với quý IV/2019. Trong khi đó, lượng truy cập vào website của Lazada Việt NamSendo trong quý I lần lượt giảm 7,3 triệu lượt/ tháng và 9,6 triệu lượt/ tháng so với quý trước. Hai sàn này cũng lần lượt xếp sau Tiki.

Lượng truy cập website của các sàn TMĐT từ QI/2019 đến QI/2020. Nguồn: iPrice

Hạng 1 toàn quốc vẫn là Shopee Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập website/ tháng. Shopee Việt Nam còn tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập website/ tháng so với quý trước. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp Shopee Việt Nam đạt tăng trưởng về lượng truy cập website.

Như vậy lượng truy cập vào website của các sàn TMĐT, trừ Shopee, trong quý này giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Sự trỗi dậy của những ngành hàng trước đây bị “thất sủng” trên sàn TMĐT

Theo iPrice Group, một phần nguyên nhân là do trong mùa dịch, các sàn TMĐT tiết chế các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi mà thay vào đó là đẩy mạnh livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội. Mục đích là tận dụng lúc người dân ở nhà và có nhiều thời gian ngồi trước màn hình để tăng tương tác, tăng độ gắn kết với khách hàng, đồng thời thử nghiệm tính năng mới.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân nữa là nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong mùa dịch thay đổi liên tục và khó đoán trước, có những ngành hàng hưởng lợi nhưng ngược lại cũng có những ngành hàng bị “thất sủng”.

Hưởng lợi đầu tiên là ngành hàng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Trong tháng 2, nhu cầu tìm mua trực tuyến cho các sản phẩm khẩu trang và nước rửa tay khô lần lượt tăng đến 610% và 680% so với tháng 1. Lượng truy cập website của Pharmacity quý này tăng 38% so với quý trước.

Sang đến tháng 3, khi người tiêu dùng ở nhà tránh dịch nhiều hơn thì đến lượt ngành bách hóa trực tuyến lên ngôi. Lượng truy cập vào website của Bách hóa Xanh quý này nhờ vậy đã tăng 49% so với quý 4/2019.

Éo le là các ngành này trước đó lại không phải là tâm điểm của thị trường TMĐT Việt Nam. Điển hình là trong top 50 website TMĐT Việt Nam chỉ có 2 website chuyên doanh hàng tạp hóa là Bách hóa Xanh và Big C, ít hơn nhiều so với 10 website ngành hàng di động và 7 website ngành hàng thời trang.

Ngược lại, chính các ngành trước đây là “gà đẻ trứng vàng” của TMĐT Việt Nam như thời trang và điện máy thì trong mùa dịch lại bị ảnh hưởng tiêu cực.

So sánh mức tăng trưởng các ngành hàng trong Bản đồ TMĐT Việt Nam (QI/2020 so với QIV/2019). Nguồn: iPrice

Trong 3 tháng đầu năm, các website ngành thời trang trong Bản đồ TMĐT Việt Nam bị sụt giảm trung bình 38% lượng truy cập so với quý trước. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành điện máy trong tháng 2 giảm 17% so với tháng 1. May mắn là sang tháng 3, thị trường xuất hiện nhu cầu mua laptop, webcam, màn hình… để phục vụ học tập và làm việc tại nhà nên ngành này đã hồi phục lại.

Như vậy, chỉ sau 3 tháng đầu năm, thị trường TMĐT đã trả qua nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của COVID-19. Điều này vừa mang đến các cơ hội mới, vừa đặt ra thách thức cho các sàn và các website TMĐT, đòi hỏi họ phải nhanh nhạy và luôn sẵn sàng thay đổi.

Ví dụ như một số website bán hàng mỹ phẩm nay có bán thêm khẩu trang và nước rửa tay khô. Kết quả cho thấy lượng truy cập vào các website này trong quý I/2020 tăng trung bình 32% so với quý IV/2019. Còn các website thuần bán mỹ phẩm thì chỉ tăng trung bình 10%.

OscartranAds (Nguồn: Đặng Đăng Trường)

iPrice là công cụ tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá, hiện đã có tại Vietnam và sáu quốc gia khác, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thailand, PhilippinesHong Kong. iPrice thường xuyên cho ra đời các báo cáo và phân tích về chủ đề công nghệ, startups và thương mại điện tử.

Bản đồ TMĐT Việt Nam Quý 1/2020 – https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/en/ 

Mọi nhu cầu cộng tác xin liên hệ:

  • Đặng Đăng Trường – Senior Content Marketing Executive
  • Email: [email protected]
Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.