Trong cuối tuần này (18/03), cộng đồng mạng xã hội Facebook xôn xao về việc hàng loạt Fanpage có lượng like khủng bỗng dưng biến mất, kể cả Fanpage từng được Facebook xác nhận dấu Tích xanh.
Đơn cử như chỉ trong buổi tối ngày 18/03, có đến hơn 20 trang Fanpage cộng đồng vốn rất phổ biến tại Việt Nam như Welax, Ghiền Bóng Đá, Câu Chuyện Cuộc Sống, Nam+, PetsVN… bỗng dưng không truy cập được, các Fanpage có lượng theo dõi đều trên 400,000 likes. Đáng chú ý nhất, Fanpage chính thức của Foody.vn – kênh đánh giá điểm đến chất lượng cũng với hơn 3 triệu likes, từng được xác nhận dấu Tích xanh (xác nhận Thương hiệu) cũng bị khóa trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Đến hôm nay (19/03), một số Fanpage đã được Facebook mở khóa và hoạt động bình thường.
Động thái này của Facebook đang diễn ra các vụ lùm xùm về vấn đề liên quan đến bản quyền nội dung, vốn đang được quản lý rất lỏng lẻo trong việc quản lý và nhiều nhà xuất bản (Publisher) lớn trên thế giới thường xuyên phàn nàn vì nội dung của họ bị “đánh cắp” , trong khi giải pháp xử lý vấn đề này vẫn chưa được triệt để. Ngay bây giờ đây, Facebook cũng đang phải chịu áp lực và loay hoay tìm giải pháp xử lý vấn đề liên quan các tin tức giả mạo “fake news”.
Còn nhớ vào khoảng cuối năm 2016, Facebook cũng bất ngờ “thanh tra” các tài khoản Facebook bao gồm cả tài khoản cá nhân (Profile) lẫn Trang người nổi tiếng (Fanpage) tại Việt Nam, xử lý các tài khoản có “like ảo” (mua like, gộp Trang tăng like không đúng mục đích…), kết quả dẫn đến hàng loạt tài khoản “Celeb” mất một lượng người theo dõi (Fan) khá lớn.
Facebook cũng vừa chính thức áp dụng vị trí quảng cáo trong luồng video của các Publisher lớn, mở đường cho một xu hướng Video Content dự báo sẽ phát triển mạnh trong năm nay, cũng như các Publisher sẽ tham gia vào một network kiếm tiền mới từ nền tảng Facebook. Điều này cũng đồng nghĩa, Facebook sẽ mạnh tay hơn với các nội dung video có bản quyền nhằm tạo một sân chơi công bằng hơn.
Việc các video vi phạm bản quyền trên Facebook hiện nay không phải là ít. Các thủ thuật lách nội dung bằng cách tải video từ trên Youtube về và đăng tải lại trên Facebook đang rất phổ biến. Trong số liệu do do Tubular Labs khảo sát hồi Quí I năm 2015, cứ 1.000 video phổ biến trên Facebook thì có khoảng hơn 70% là những video được “đánh cắp” và đăng tải lại, hay được gọi với thuật ngữ “Freebooting”, con số này hiện nay cũng không có sự gia giảm bao nhiêu.
Trở lại sự cố nhiều Fanpage “triệu like” bị Facebook khóa tối hôm qua, trên Nhóm Cộng đồng Nhà quảng cáo Facebook tại Việt Nam, Trưởng nhóm quản lý hiện đang làm việc tại Facebook (Singapore) cung cấp thêm thông tin cho cộng đồng xoay quanh 3 vấn đề chính:
1. Vi phạm bản quyền: Khi mà chúng ta càng ngày càng hội nhập với thế giới thì việc chấp hành luật sở hữu trí tuệ là điều tất yếu. Không chỉ là các video từ các kênh thời sự, giải trí, thể thao… mà còn là các nội dung do các trang hay doanh nghiệp khác làm ra. Muốn mượn nội dung trên trang khác? Hãy share lại bài gốc của họ, hoặc xin phép trực tiếp.
2. Spam/Scam (-OscartranAds): Gần đây Facebook có hình thức video kèm link – khi bấm vào video, video sẽ tiếp tục phát ở trên và bên dưới sẽ load một website. Trong khi hình thức này còn đang ở dạng thử nghiệm công khai thì rất nhiều trang đã lợi dụng để spam bằng cách đưa ra nội dung video viral phía trên kèm một trang spam quảng cáo hay tệ hơn là scam bên dưới. Điều này đã vi phạm nguyên tắc cộng đồng của Facebook. Cách phòng tránh đơn giản là không làm như vậy. Nếu các bạn có tính năng này, hãy chỉ dẫn về trang web của công ty hay tổ chức của bạn.
3. Bảo mật (-OscartranAds): Một số không ít trang lần này bị mất do admin của trang không áp dụng các biện pháp an toàn cẩn thận như bảo mật 2 lớp hay đưa trang/tài khoản quảng cáo vào business manager (trình quản lý doanh nghiệp) – dẫn tới trang bị hack và hacker đã huỷ đăng trang. Hãy đảm bảo là trang của các bạn được áp dụng các tính năng bảo mật cần thiết cho tất cả các thành viên, từ admin tới nhân viên.
| Xem thêm bài viết về: Đặt mật khẩu 2 lớp bảo vệ tài khoản Facebook
Facebook chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận về các thông tin “thanh lọc” các tài khoản Facebook kém chất lượng, nhất là các tài khoản vi phạm Nguyên tắc cộng đồng và Nội dung bản quyền, mà chỉ âm thầm thực hiện khiến nhiều tài khoản nằm trong “luồng” thấp thỏm lo âu. Khi gia nhập cuộc chơi với Facebook, ngườ i dùng buộc phải tuân thủ các luật lệ trên sân chơi này, cho dù tài khoản đó đã chi hàng chục hay hàng trăm triệu đồng cho quảng cáo. Nếu người dùng cho rằng mình bị “oan”, Facebook khuyến khích hãy gửi Kháng nghị đến đội ngũ của họ và sẽ được giải quyết sớm nhất là 48 giờ, tùy vấn đề đang gặp phải.
Facebook hiện cũng đang khẩn trương và cố gắng hoàn thiện công cụ quản lý nội dung bản quyền video với tên gọi Rights Manager, trong bối cảnh mạng xã hội này không ngừng hiện thực hóa tham vọng tấn công vào nền tảng video, tạo dựng một kênh kiếm tiền mới cho các Publisher, vốn là thị trường “độc tôn” của Youtube kể từ năm 2006 sau khi được Google mua lại với giá 1.65 tỷ đô la.
Như vậy, nếu bạn đang muốn phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình trên Facebook, hãy chú ý đến vấn đề bản quyền nội dung. Theo những gì đang diễn ra, Facebook đang mạnh tay xử lý các Trang đang có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung video, kể cả những Trang có lượt theo dõi và tương tác cao từ mạng xã hội này.
IN FACT
- Theo số liệu thống kê We Are Social 2017 từ Hootsuite, tính đến tháng 01/2017, Việt Nam có khoảng 46 triệu người dùng Facebook, nằm vị trí thứ 9 trong Top 10 quốc gia có người dùng đông nhất trên mạng xã hội này.
- 89% người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập qua thiết bị mobile
- Tp.HCM nằm vị trí thứ 10 trong Top 10 thành phố có số lượng người dùng Facebook đông nhất trên thế giới, với 9,7 triệu thành viên.
- Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có tỉ lệ xếp hạng tăng trưởng Social Media cao nhất trên thế giới (Highest Growth). Tăng 31% so với năm 2016 (tăng 11 triệu users)
Nguồn: We Are Social 2017, Hootsuite
oscartranads.com