Nội dung chính
- 1 Cái bắt tay của hai ông lớn ngành công nghệ Apple và Google
- 2 Vì sao phải là Bluetooth tầm ngắn/ năng lượng thấp?
- 3 Tận dụng công nghệ, nhưng cũng bị “hạn chế về mặt công nghệ”
- 4 Phụ thuộc vào người dùng
- 5 Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư
- 6 Các quốc gia đặt nặng quyền riêng tư cũng cởi mở hơn
- 7 Contact Tracing phiên bản Việt Nam
- 8 Các giai đoạn của dự án
Ứng dụng giúp người dùng smartphone nhận được cảnh báo vì đã từng tiếp xúc trong phạm vi gần với người dương tính Covid-19 qua Bluetooth.
Cái bắt tay của hai ông lớn ngành công nghệ Apple và Google
Hồi đầu tháng 04/2020, hai ông lớn trong ngành công nghệ toàn cầu Apple và Google công bố thông tin sẽ hợp tác với nhau, cùng tạo ra các công cụ cũng như hệ thống ứng dụng sức khỏe, giúp bảo vệ mọi người trước đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới. Ứng dụng có tên Contact Tracing (theo dấu/ truy vết tiếp xúc)
Trên lý thuyết về phương thức hoạt động, ứng dụng này có thể được sử dụng để theo dấu tiếp xúc những người đã dương tính với Covid-19 bằng cách – khi một người bị phát hiện dương tính với virus corona, họ có thể đưa kết quả xét nghiệm của mình vào ứng dụng sức khỏe có liên kết với API. Kết quả này sẽ tạo thành một “mốc báo hiệu ẩn danh” cho những người dùng đã vô tình tiếp xúc gần với người nhiễm thông qua Bluetooth tầm ngắn trên smartphone – bất kể là Android hay iPhone. Mốc báo hiệu này sẽ được ứng dụng đăng tải lên đám mây với thời hạn lưu trữ tạm thời trong 14 ngày.
Nếu smartphone của người tiếp xúc được cài đặt ứng dụng sức khỏe có sử dụng API trên, họ sẽ nhận được thông báo “ẩn danh” là đã tiếp xúc gần với người dương tính với Covid-19 trong thời gian gần đây. Khi đó người dùng sẽ được hướng dẫn làm xét nghiệm và chủ động các biện pháp tự cách ly tránh lây lan cho người khác.
Contact tracing can help slow the spread of COVID-19 and can be done without compromising user privacy. We’re working with @sundarpichai & @Google to help health officials harness Bluetooth technology in a way that also respects transparency & consent. https://t.co/94XlbmaGZV
— Tim Cook (@tim_cook) April 10, 2020
To help public health officials slow the spread of #COVID19, Google & @Apple are working on a contact tracing approach designed with strong controls and protections for user privacy. @tim_cook and I are committed to working together on these efforts.https://t.co/T0j88YBcFu
— Sundar Pichai (@sundarpichai) April 10, 2020
Vì sao phải là Bluetooth tầm ngắn/ năng lượng thấp?
Nguyên nhân Apple và Google lựa chọn sử dụng Bluetooth tầm ngắn để gửi thông tin đến người dùng là bởi vì, về mặt kỹ thuật Bluetooth tầm ngắn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Điện thoại sẽ tự động cập nhật các “mã ngắn” của người dùng xung quanh, những người đã tiếp xúc đủ gần và có xác suất lây nhiễm Covid-19 cao. Các mã này sẽ thay đổi liên tục và điều này sẽ không thể truy ngược lại danh sách của một người nào đó. Điều này có nghĩa, trường hợp có một người dương tính với Covid-19 và chủ động chia sẻ lên ứng dụng, thì cũng sẽ không thể biết họ là ai. Công nghệ này cho phép thông tin chỉ lưu trên điện thoại của cá nhân (được mã hoá) và không thu thập dữ liệu về vị trí tuyệt đối.
Nhiều năm trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, để “lần theo dấu vết” người nhiễm bệnh đòi hỏi sự vất vả. Ví dụ trước đây, để theo dõi đường lây lan của HIV, Ebola và sởi, các nhà chức trách phải khi phải phỏng vấn bệnh nhân về lộ trình di chuyển của họ, kiểm tra chéo với các hãng hàng không và các điểm cung cấp dịch vụ giải trí, lưu trú… Dĩ nhiên, mất nhiều thời gian cũng như nguồn lực.
Tận dụng công nghệ, nhưng cũng bị “hạn chế về mặt công nghệ”
Công cụ này rất hữu ích trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và hầu như người dùng đều có thể chủ động tải về và sử dụng. Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc đó là công cụ này không tương thích với các Bluetooth đời cũ. Ứng dụng Contact Tracing yêu cầu điện thoại có phần mềm và chip Bluetooth tiên tiến. Trong khi đó rất nhiều điện thoại, smartphone, đặc biệt là những dòng phát hành 5 năm trở về trước không đáp ứng được.
Google nói rằng hệ thống theo dõi hợp tác này sẽ được phát hành thông qua Google Play và sẽ hỗ trợ từ Android 6.0 trở lên. Hiện Android 10 mới chỉ phổ cập khoảng 31% thiết bị, trong khi nhiều thiết bị đang chạy Android 9 hoặc cũ hơn. Apple chưa nói rõ công cụ này sẽ tương thích với phiên bản iOS bao nhiêu, nếu là iOS 13 trở lên thì có nghĩa khoảng 80% người dùng iOS sẽ được tiếp cận công nghệ Contact Tracing này.
“Một phần tư tổng số smartphone trên toàn thế giới không có loại chip Bluetooth năng lượng thấp. Gần 2 tỷ người sẽ không được hưởng lợi từ sáng kiến này. Hầu hết họ là những đối tượng có thu nhập thấp và cũng là nhóm dễ bị lây nhiễm Covid-19 hơn”, Neil Shah – chuyên gia phân tích của Counterpoint cho biết.
Một điều cũng đáng lưu ý, thế giới vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người dùng những chiếc điện thoại di động cơ bản, không chạy hệ điều hành iOS hay Android. Nhóm người dùng này chủ yếu bao gồm người già, người nghèo, đây cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19.
Counterpoint Research cũng đưa ra một ước tính lạc quan về khả năng tương thích của công nghệ này tại các thị trường phát triển như Mỹ, Anh và Nhật Bản. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng Covid-19 như Anh, Ấn Độ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Năm 2019, Anh có 80% người trưởng thành sử dụng smartphone song ước tính chỉ khoảng 2/3 trong số này tương thích với Contact Tracing. Còn ở Ấn Độ, 60-70% thiết bị di động không đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng.
Phụ thuộc vào người dùng
Contact Tracing là một công cụ mở và được tích hợp API vào các ứng dụng của các nhà phát triển. Nghĩa là thực tế sẽ không ai bắt buộc người dùng điện thoại Android hay iOS tải về máy, khai báo sức khoẻ của mình. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm cộng đồng của cá nhân đối với xã hội. Sẽ không thể loại trừ trường hợp người dùng không dương tính với Covid-19 và làm loạn mọi người đã từng tiếp xúc gần; cũng không loại trừ tính trung thực và sự tự giác của mỗi người có chịu khai báo lên ứng dụng hay không, mặc dù họ đã nhận được kết quả xét nghiệm là dương tính với Covid-19. Chung quy lại, các vấn đề hiện hữu:
- Liệu có bao nhiêu người chủ động cài ứng dụng?
- Có bao nhiêu người có trách nhiệm khai báo thành thật nếu dương tính với Covid-19?
- Những góc khuất trong việc quản lý đưa thông tin giả
- Liệu có cần một cơ quan chuyên trách để “thẩm định” lại thông tin?
Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư
Chúng ta đều biết Apple họ rất quyết liệt trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, trong lần hợp tác với Google này họ cũng không ngoại lệ. Trên thực tế công cụ Contact Tracing nhận thông tin người dùng là “lưu trong mốc báo hiệu”, được chia sẻ giữa các thiết bị qua Bluetooth, nhưng mã định dạng cá nhân sẽ liên tục được thay đổi sau mỗi 15 phút để đảm bảo quyền riêng tư. Các khóa “key” này cũng chỉ được chia sẻ trong thời gian họ nhiễm bệnh. Cũng sẽ không có một cơ sở dữ liệu tập trung nào cho danh sách những điện thoại của người nhiễm bệnh.
Các quốc gia đặt nặng quyền riêng tư cũng cởi mở hơn
Các quốc gia vốn dĩ đặt tầm quan trọng của quyền riêng tư người dùng trên thế giới trong Liên minh châu Âu hay Mỹ, đều cũng đã cởi mở hơn trong việc theo dõi sức khoẻ công dân của mình.
Các ứng dụng tương tự Contact Tracing đang được áp dụng tại Singapore và Hàn Quốc đang phát huy rất hiệu quả. Giờ đây đến lượt chính phủ Pháp và Anh (thông qua dịch vụ y tế quốc gia) cũng đang phát triển các ứng dụng truy vết của riêng họ. Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho biết phương pháp này “đang được đánh giá tích cực” sau khi thử nghiệm ở một số khu vực bờ biển Mỹ.
Xem thêm: Tìm hiểu cách Chính phủ gửi tin nhắn đến toàn dân chống lại đại dịch coronavirus
Contact Tracing phiên bản Việt Nam
Việt Nam cũng đã và đang phát triển ứng dụng theo dõi tiếp xúc Bluezone. Ứng dụng chính thức ra mắt vào ngày 18/04 vừa rồi. Sản phẩm là sự phối hợp giữa các công ty công nghệ tại Việt Nam như Memozone, VNPT, MobiFone và BKAV.
Bluezone có thể cung cấp cụ thể việc bạn đã tiếp xúc với F0 vào lúc nào và trong khoảng thời gian là bao lâu. Ứng dụng cũng sẽ cung cấp liên hệ của cơ quan y tế có thẩm quyền và khuyến cáo người sử dụng liên hệ để được hướng dẫn, trợ giúp.
Theo ước tính của Cục Tin học hoá, nếu có khoảng 30 triệu người Việt Nam cài đặt Bluezone, Việt Nam sẽ đạt tới tỷ lệ tối ưu để phát hiện sớm các ca tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Tại Singapore, đã có hơn 1 triệu người (20% dân số) cài đặt ứng dụng tương tự. Theo các chuyên gia, nếu lượng cài đặt ứng dụng ở mức 60% dân số trưởng thành thì sẽ đạt tới tỷ lệ tối ưu. Bộ Y Tế và Bộ TT&TT sẽ bảo trợ phần mềm Bluezone, khuyến khích mọi người dân sử dụng.
Hiện ứng dụng Bluezone chưa có mặt trên cửa hàng Google Play và Appstore. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Bluezone, có thể truy cập website bluezone.vn.
Các giai đoạn của dự án
Apple và Google dự kiến đến giữa tháng 5 họ sẽ tung ra API, các nhà phát triển có thể tích hợp vào ứng dụng trên cả iOS và Android. Giai đoạn đầu của dự án đòi hỏi người dùng phải tải xuống một ứng dụng nào đó chứa API này để nhận được thông báo kịp thời.
Trong giai đoạn 2, công cụ theo dấu tiếp xúc sẽ được tích hợp vào cấp độ hệ điều hành của mỗi nền tảng. Việc công cụ được tích hợp sâu sẽ giúp cải thiện thời lượng pin, hiệu quả và tính bảo mật. Song điều này sẽ mất thêm khoảng vài tháng nữa mới có thể trở thành hiện thực.
Theo Statista1In 2020, including both smart and feature phones, the current number of mobile phone users is 4.78 billion, which makes 61.51% of people in the world a cell phone owner. Feature phones are the basic cell phones without apps and complex OS systems, more prominent in developing countries. (Source: https://www.bankmycell.com/blog/how-many-phones-are-in-the-world), số người sử dụng hệ điều hành Android và iOS hiện khoảng 3,5 tỷ người. Sự kết hợp giữa Apple và Google sẽ mang đến một mạng lưới tiềm năng cho công cuộc theo dõi và kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19.
OscartranAds (Tham khảo: Apple/ Google. The Verge)