Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Theo quan điểm của tổ chức Insider, vòng đời của App sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính: User Acquisition – Activation – Retention – Revenue.

Ứng dụng mobile có vòng đời khép kín

Có thể hiểu, một vòng đời khép kín đồng nghĩa với việc “bất tử”. Hay nói cách khác, nếu như nhà phát hành / phát triển Ứng dụng có đủ năng lực, tư duy và tầm nhìn về cả Product và marketing thì Ứng dụng đó sẽ “không thể chết đi” theo thời gian. Theo quan điểm của tổ chức Insider, vòng đời của App sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính: User Acquisition – Activation – Retention – Revenue.

Khi các nhà phát triển Ứng dụng khi đã khai thác Revenue tới điểm giới hạn trong sơ đồ doanh thu, họ sẽ tiến hành Update/ Reboot/ Improve/ Reborn/.. Ứng dụng của họ sao cho phù hợp với Trending/ Behaviour/ Insight của User Flows/.. Nhằm một lần nữa tái thiết quá trình AARR và nếu trong điều kiện không gặp trục trặc, Ứng dụng của họ sẽ trở thành cỗ máy Monetization khổng lồ, Growth Hacking theo năm tháng.

Theo quan điểm của tổ chức Insider, vòng đời của App sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính: User Acquisition – Activation – Retention – Revenue.

Vậy Ứng dụng sẽ chết khi nào? Là khi nhà phát triển Ứng dụng gặp phải các Pain Points/ Break Points/ Thresh-hole mà họ không xử lý được hoặc Pending quá lâu khiến Data/ User đổ về App một cách “rơi tự do” và không thể tối ưu hóa hay thậm chí là sử dụng ngân sách marketing một cách lãng phí dẫn đến hậu quả toàn bộ Business Model xuống địa ngục tích tắc.

User acquisition & điểm break khó tránh khỏi

Đối với anh chị và các bạn Master về Marketing Performance, đây không phải cụm từ xa lạ. Với một Ứng dụng Game hoặc Non-Gaming cũng như vậy. Việc đầu tiên sau khi nhà phát triển Ứng dụng tiến hành với App của họ đó là cần có người dùng. Lúc này, bài toán đặt ra là làm sao để tăng lượt tải về / lượng Install Ứng dụng? Làm sao để có được lượng Daily Active User in App? Đây cũng là lý do cho sự ra đời ồ ạt của Agency Performance Marketing.

Agency thì mọc lên như nấm mọc sau mưa, Traffic / Ad Network ngoài Facebook, Google thì nhiều như lá rụng mùa thu. Nhưng đó liệu có phải là luồng Traffic xịn xò? Con số Installation lên đến 25.000 – 30.000 mỗi ngày với Range Cost per Install siêu nhỏ liệu có phải là thật? Tỉ lệ chuyển đổi giữa lượng Install đó trở thành New Register User là bao nhiêu? Retention Rate, lượng người dùng đó đồng hành với Ứng dụng được trong bao lâu?.. Hàng triệu vấn đề phơi bày sau những con số đẹp như mơ. Ngay chỗ này. Điểm Break khó tránh khỏi mà đa số các nhà phát triển Ứng dụng ở Việt Nam đang mắc phải!

Làm sao để thu hút và thuyết phục user trải nghiệm sản phẩm không phải là một bài toán khó nhưng cần phải đầu tư chiến thuật dài lâu, nhằm tối ưu Customer Acquisition Cost – CAC. Ảnh: Appsflyer

Activation, dễ mà khó, khó mà dễ

Như anh chị và các bạn đều biết, không chỉ riêng Mobile Marketing & App Marketing, bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy. Product là thể xác, còn marketing chính là linh hồn. Hay nói cách khác, trong tình yêu, marketing là tình cảm, còn Product chính là điều kiện vật chất, con người.

Rõ ràng một người đàn ông có điều kiện tốt vẫn luôn có phần thắng. Nhưng tình cảm lại là thứ gắn kết một mối quan hệ lâu bền. Quay lại câu chuyện App và marketing. Ứng dụng có UI/UX tốt, Functions / Features đa dạng phong phú, Core Value hữu ích phục vụ cho người dùng,.. vẫn luôn là điều kiện cần cho công cuộc Activation. Dĩ nhiên, marketing chính là điều kiện đủ. Chắc chắn rằng bất cứ nhà phát triển App nào khi có một sản phẩm tốt, đều kỳ vọng số lượng lớn người dùng biết đến và sử dụng App của họ. Đó cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Retention Rate Day 1st và Daily Active User.

Trường hợp marketing tốt nhưng Product tệ, User sẽ Uninstall App ngay sau khi tải về trong ít phút. Cơ bản, họ không hài lòng với Ứng dụng, cảm thấy nó vô dụng, chiếm dung lượng bộ nhớ trong trên Smartphone của họ. Ngược lại, Nếu Product tốt nhưng marketing tệ, câu chuyện chạm đến người dùng sẽ thật sự là thử thách lớn. Chỉ riêng trên Apple App Store tính đến 30/9/2019 đã có hơn 1,5 triệu Ứng dụng hiện hữu trên cửa hàng. Nếu Ứng dụng không được marketing tốt, nó sẽ “chết chìm trong đại dương Ứng dụng”.

Chỉ riêng trên Apple App Store tính đến 30/9/2019 đã có hơn 1,5 triệu Ứng dụng hiện hữu trên cửa hàng.

Retention: lỗ hổng đáng sợ

Vì sao nói giai đoạn Retention này lại là một Lỗ hổng, Thresh-hole đáng sợ? Hiện tại, 78% các nhà phát hành / phát triển Ứng dụng trong nội địa Việt Nam đang rơi vào tình trạng báo động này.

Câu chuyện đặt ra là: Sau khi có lượng Install lớn, có người dùng vào App thì chúng ta phải làm gì tiếp theo? Retention hay có thể hiểu là “giữ chân người dùng” chính là Hố đen cuốn mọi doanh nghiệp non trẻ vào vòng xoáy tử thần và đưa mọi sự nỗ lực marketing, Operation, Business Development của họ xuống địa ngục. Ở giai đoạn này, giữ chân người dùng chỉ là một phần nhỏ. Điểm cốt lõi chính là Educate người dùng về Ứng dụng. Tương tự như việc Sale bán hàng, khi có khách hàng tiềm năng và nắm được Insight của họ, bạn Sale sẽ thực hiện các thủ thuật theo từng bước nhằm gợi ý, tạo nhu cầu, xây dựng lòng tin và cuối cùng là đi đến thỏa thuận mua hàng, chốt hợp đồng mua bán.

Activities in App cũng như vậy. Đây chính là “bạn Sale” mà các nhà phát triển Ứng dụng cần phải có. Để làm được điều đó, nhà phát triển App cần Build một marketing Structure hoàn chỉnh nhằm đảm nhiệm Data Analysis, đánh giá User Flows đổ về App và Make Decision for Next Steps,.. Đó là cách duy nhất mà mình biết đến thời điểm hiện tại giúp nhà phát triển Ứng dụng có thể đối mặt với Thresh-hole cực kỳ nguy hiểm này (không tính trường hợp dựa vào may mắn).

Revenue: điểm tiệm cận & tái sinh ứng dụng

Về doanh thu, mỗi Ứng dụng sẽ có một hướng đi riêng về Business Model nên mình sẽ không đề cập đến việc Revenue như thế nào. Thay vào đó, câu chuyện hấp dẫn hơn bao giờ hết đó là Revenue đến khi nào? Đâu là dấu hiệu của sự bảo hòa, điểm tiệm cận đỉnh trong công tác Monetization từ App? Return on Investment sẽ ra sao và Next Step sẽ thế nào khi App đã đến lúc cần được Reborn một cách chuẩn chỉnh? Hàng tá câu hỏi, câu chuyện lại được đặt ra vô cùng hóc búa. Chắc hẳn rằng anh chị và các bạn cũng hiểu, con đường bằng phẳng không bao giờ là con đường dẫn đến thành công và đối với App Marketing & Mobile Marketing cũng như thế!

Suy cho cùng, Vòng đời của một Ứng dụng Mobile xét theo góc độ App Marketing mà mình vừa chia sẻ chính xác là con đường gian nan. Đôi khi vấp ngã, lúc trầy trụa và thậm chí còn nhiều hơn những vết thương. Tuy nhiên, “Chịu nhiều vết thương nhất mới đủ sức làm con sói đầu đàn” – trích dẫn lời bài hát. Mình mong muốn con đường mình đi sẽ không đơn độc và hy vọng qua bài viết này, anh chị và các bạn cũng sẽ có góc nhìn thú vị, mới mẻ hơn về App Marketing & Mobile Marketing đặc biệt là tại thị trường Việt Nam – 1 trong 4 thị trường Mobile Marketing có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

OscartranAds (Nguồn: Tuan Ngo)

Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.