Contact Information

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO OSCAR TRẦN

21M Nguyễn Văn Trỗi
Phường 11, Quận Phú Nhuận
Tp.HCM

GKPD: 0317195213

Let's Talk

Để dùng đúng trường hợp thì đầu tiên chúng ta nên hiểu rõ nghĩa của từng chữ trước. Tuy nhiên, khi làm một bản kế hoạch marketing thì chữ “s” kia cũng “không mang tính quyết định” nhiều!

Hiểu communication có “s” và không “s”

  • Communication (không “s”): là sự giao tiếp giữa con người với con người, đâu đó thì đó chính là việc chúng ta vẫn làm hàng ngày với nhau từ ngàn đời nay. Nội hàm sự giao tiếp của từ không “s” nó bao gồm cả việc đưa thông tin đi & tiếp nhận thông tin về.
  • Communications (có “s”): là sự giao tiếp, truyền đạt thông tin bằng 1 hệ thống các phương tiện truyền thông.

Mới định nghĩa nhẹ cái là chúng ta đã thấy khác nhau nhè nhẹ rồi nhé, cái không “s” thì giao tiếp có tính tương tác cao hơn, còn cái có “s” thì nghiêng nhiều hơn về truyền thông mang tính 1 chiều, chủ yếu là chú trọng việc đưa thông tin, thông điệp đi mà ít quan tâm đến khả năng tiếp nhận hay nhu cầu phản hồi của người nhận thông điệp.

Vậy, với ngành quảng cáo tiếp thị thì dùng có “s” là phù hợp hay không có “s” là phù hợp?

Câu trả lời là quan trọng cái sự hiểu & mục tiêu “truyền thông” của chúng ta nó như thế nào, tùy từng trường hợp mà có cách dùng có “s” hay không có “s”.

Ví dụ:

  • Nếu các bạn lập 1 plan mà mục tiêu của các bạn chỉ cần đạt các mục tiêu như độ phủ (reach), tần suất (frequency), cơ hội được nhìn thấy (OTS – Opportunity to See) hay tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) thì dùng Comunications (có “s”).
  • Còn nếu các bạn lập plan mà cái kế hoạch đó nó còn bao gồm rất nhiều mục tiêu khác ngoài các mục tiêu trên như sự tương tác (engagement), tỉ lệ được nhắc đến (SOV – Share of Voice), … và các phương thức tiếp nhận phản hồi như là 1 phần trong kế hoạch để làm tăng được tin tưởng, sự trung thành (loyalty) của khách hàng thì dùng Comunication (không “s”).
Truyền thông hiện nay đang từng bước chuyển mình theo data-driven, personalised… các doanh nghiệp không những phải đưa thông điệp đi mà còn phải lắng nghe phản hồi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người tiêu dùng.

Để hàn lâm hơn 1 tí thì dẫn lấy dẫn chứng về 4C trong các tài liệu marketing cơ bản, chính thống & được sự công nhận trên toàn thế giới thì ở C cuối vẫn dùng Communication không “s”, cụ thể:

  • Nhu cầu khách hàng (Customer’s want & need)
  • Chi phí (Costs)
  • Tính tiện lợi (Convenience)
  • Truyền thông (Communication)

Về quan điểm cá nhân thì mình vẫn thích dùng Communication không “s” hơn, vì các lý do vui lẫn nghiêm túc đi cùng thực tiễn như sau:

  • Vui thì đơn giản là typing ngắn hơn với 1 người tiếng Anh khô tốt thì càng ít ký tự càng tốt ạ.
  • Nghiêm túc thì với thực tiễn truyền thông hiện nay đang từng bước chuyển mình theo data-driven, personalised… thì các doanh nghiệp không những phải đưa thông điệp đi mà còn phải lắng nghe phản hồi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người tiêu dùng để tối ưu điều chỉnh sao cho nhanh nhất có thể, mang tính cá nhân hóa… các thứ để làm hài lòng khách hàng, từ đó tăng Loyalty, ROI, CLV … các thứ các thứ chứ không chỉ chăm chăm nhồi thông điệp, bom quảng cáo như thời chỉ có radio, TV.
  • Ngoài ra, với việc các kênh, phương tiện truyền thông hiện nay hầu hết đều có thể giúp doanh nghiệp tương tác ngay, tiếp nhận phản hồi ngay với người tiêu dùng nên theo mình việc dùng từ Communication không “s” có lẽ là phù hợp hơn.

Chốt lại thì việc truyền thông giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cứ xem như là 1 mối “quan hệ yêu đương” vậy mà ở giữa đó nên là 1 sợi dây uyển chuyển, mềm mại có tương tác qua lại bên này kéo căng thì bên kia mềm mỏng và ngược lại (thường là người tiêu dùng kéo thôi) để duy trì mối quan hệ vững bền, dài lâu để đừng đứt gánh giữa đường. Chứ không nên chỉ là 1 mũi tên 1 chiều doanh nghiệp chĩa về người tiêu dùng mà không quan tâm người tiêu dùng cảm nhận hay có phản hồi gì.

Quan điểm cá nhân của tác giả là dùng Communication (không “s”).

Ở một khía cạnh khác

Và mới vị thế làm ở agency, thì “s” hay không “s” không quan trọng. Quan trọng là khách hàng (client) có chấp nhận với kế hoạch truyền thông và ký hợp đồng hay không!

OscartranAds (Nguồn: Võ Quốc Hưng)

Share:

Chào mọi người! Mình là Cường (Oscar), mình là Creator tại OscartranAds Digital Blog. Nơi đây sẽ là kênh thông tin chia sẻ kinh nghiệm về Social Media - Facebook Marketing và PR/Content Marketing. Hy vọng OscartranAds sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn và mong nhận được sự góp ý của mọi người để thông tin được chia sẻ chất lượng và phong phú hơn.