Facebook Branded Content được xem là công cụ đo lường performance đắc lực cho doanh nghiệp khi sử dụng Người có sức ảnh hưởng với công chúng (Influencer) trong các chiến dịch marketing online.
Facebook đã tiến hành cập nhật công cụ Nội dung có thương hiệu trên Facebook (Facebook Branded Content) cho nhiều fanpage, bao gồm những Trang chưa được xác minh tick xanh tại Việt Nam. Công cụ này được Facebook ra mắt vào đầu tháng 4/2016 và hiện đã bắt đầu trở nên phổ biến hơn.
Nếu bạn chưa xem qua bài viết Facebook Branded Content, công cụ marketer nên biết thì hãy dành thời gian để tham khảo thêm.
Vì sao nên sử dụng Facebook Branded Content?
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu trên nền tảng Digital hiện nay dường như là xu thế tất yếu, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều không thể đứng nhìn nếu muốn doanh thu bị tụt dốc. Sự biến hóa đa dạng của Digital marketing hiện nay cũng đòi hỏi những nhà hoạch định marketing phải biết nắm bắt, hoặc tạo xu hướng, bản sắc riêng trong việc quảng bá và truyền thông cho sản phẩm, thương hiệu của mình đến tay khách hàng.
Trong một bài viết về Social Commerce Influencer Engagement, chúng tôi cũng có chia sẻ về cách sử dụng tiếng nói của người có sức ảnh hưởng (Micro Influencer) để mở rộng và tương tác với khách hàng tiềm năng của nhãn hàng, mục đích cuối cùng vẫn là quảng bá sản phẩm, tăng doanh thu và cách làm này đang nhận được sự hưởng ứng từ nhóm đối tượng khách hàng được “khoanh vùng”.
Facebook có thể hiện đang là một nền tảng lý tưởng cho các thương hiệu để làm việc với những người có ảnh hưởng về nội dung được tài trợ. Doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin về sản phẩm, thương hiệu đến những người có sức ảnh hưởng này, thể hiện như một sự thảo thuận hợp tác chặt chẽ với nhau trong vai trò đối tác và chia sẻ quyền lợi, giá trị cho nhau, dưới nhiều hình thức chia sẻ khác nhau mà Facebook đang cung cấp qua công cụ Branded Content.
Vì sao Facebook Branded Content có thể đo lường được hiệu quả Influencer?
Về cơ bản, công cụ này giúp các doanh nghiệp tinh giản được bước thêm Influencer hợp tác vào trong Trình quản lý Trang (hoặc ngược lại). Mỗi khi có nhu cầu hợp tác Influencer hoặc doanh nghiệp chỉ cần tạo bài viết có gắn thẻ thương hiệu để bắt đầu cho nội dung marketing.
Trước đây, thậm chí là ngay bây giờ, việc đo lường hiệu quả của những người có sức ảnh hưởng với công chúng khi hợp tác với nhãn hàng vẫn còn là những báo cáo khá mập mờ, vì không có một công cụ thống kê nào cho chính xác. Điều này cũng dẫn đến KPIs của nhãn hàng cũng rất khó đối soát. Trên thị trường hiện nay, mặc dù đã những công cụ đo lường lường được hiệu quả của Influencer thông qua Social Listening, tuy nhiên nhãn hàng cần phải trả một khoản phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ thì mới có được những thống kê rõ nét hơn trong bức tranh KPIs tổng thể mà nhãn hàng mong muốn.
Còn với Facebook Branded Content, nhãn hàng hợp tác với Influencer để đăng bài lên trang quảng cáo, nhãn hàng không cần được cung cấp quyền truy cập trang, tuy nhiên vẫn có thể xem được thông tin insight về bài viết đã đăng (số reach, click, tương tác các thể loại…) và có thể quảng cáo cho bài post đó nếu muốn.
Có một điều cũng cần được nhấn mạnh về Facebook Branded Content, đó là sự minh bạch lẫn cơ hội hợp tác cho những KOLs trẻ mới nổi.
- Sự minh bạch: ở đây đó là nhãn hàng có thể theo dõi hiệu quả chiến dịch marketing thông qua các báo cáo từ Facebook Branded Content, các đánh giá cho mối quan hệ hợp tác sẽ được nhãn hàng dựa vào báo cáo hơn là cảm tính như đã từng làm. Sẽ không có lý do gì để biện minh nếu một fanpage của người có sức ảnh hưởng có đến 969,000 likes, nhưng đổi lại tỉ lệ tiếp cận và tương tác chỉ nhỉnh ở mức dưới 5%. Các công cụ tăng like, hack like lúc này sẽ không còn hiệu quả.
- Cơ hội cho các KOLs trẻ: Nếu xét ở thị trường Việt Nam, tỉ lệ Influencers nói chung hiện nay trên mạng xã hội Facebook phải nói là không đếm xuể. Tuy nhiên, vẫn có những Influencers họ có lượng fan tương tác khá ổn, phù hợp với nhiều nhãn hàng nhưng quan trọng là họ chưa thể chứng minh được sức hút của mình cho nhãn hàng thấy như chính những Influencers đang tỏa nắng và khuấy động sân chơi. Thay vì nhãn hàng dành hẳn 100,000$ cho 3 KOLs sao hạng A, nó có thể có thêm một lựa chọn khác khi dành 50% ngân sách cho sao hạng A và 50% còn lại cho 2 sao hạng B khác để đo lường tính hiệu quả.
Branded Content giúp cho việc hợp tác và đo lường hiệu quả Influencer trở nên dễ dàng hơn.
Làm sao biết Trang có được cập nhật Facebook Branded Content?
Quản trị viên Trang kiểm tra trong phần nội dung Cài đặt (Setting) để có thể biết Trang đang quản lý được cập nhật công cụ này từ Facebook hay chưa. Facebook đã mở rộng công cụ này đến các Page chưa được xác minh dấu tick xanh, thay vì giới hạn ở một số Trang đã được xác minh bởi Facebook.
Nếu bạn đang quản lý một Trang có thương hiệu và cần công cụ này để marketing, có thể gửi yêu cầu cung cấp công cụ này tại đây, Facebook sẽ phản hồi lại nếu đội ngũ của họ cảm thấy phù hợp.
Nếu Trang của bạn đã được Facebook tự động cập nhật, việc cần làm là Bật tính năng Yêu cầu phê duyệt, chọn Thêm người tạo để họ có thể gắn thẻ (Tag) Trang của bạn vào bài viết Branded Content.
Cách nhận biết bài viết Branded Content?
Bài viết chứa Nội dung có thương hiệu xuất hiện dưới dạng người tạo/người đăng ‘với’ đối tác kinh doanh.
Các bài viết tự nhiên (Organic post) hoặc được Đăng (Published), bên cạnh mốc thời gian của status sẽ có hiện diện nhãn Đã thanh toán/Trả phí (Paid). Nguyên nhân có sự khác biệt như thường thấy Paid thay cho Sponsor là vì bài viết được push quảng cáo từ Trang (Boosted post) mà không phải từ Trình quản lý quảng cáo hay Power editor. Dĩ nhiên, các bài viết Branded Content được push cho mục đích quảng cáo hoặc quảng cáo chưa đăng (Unpublished) sẽ hiện diện nhãn Được tài trợ (Sponsored).
Làm sao để gắn thẻ Branded Content trên Facebook?
Có nhiều cách để thực hiện việc gắn thẻ nội dung có thương hiệu trên Facebook, từ Trang cho đến công cụ quảng cáo và những công cụ dành cho nhà phát triển.
-
Trình biên soạn Trang (web và di động)
-
Ứng dụng Mentions
-
Ứng dụng Trình quản lý Trang
-
Công cụ dành cho người đăng
- Ads Manager
- Power Editor
-
API Đồ thị
-
API Live
Các định dạng bài viết nào được áp dụng trong Branded Content?
Các định dạng bên dưới đều khả dụng trong cách tiếp cận thông qua công cụ này. Riêng đối với Bài viết tức thời, Facebook có một chính sách riêng, áp dung song song với chính sách Trang và Quảng cáo.
- Ảnh
- Video
- Liên kết
- Văn bản
- Video 360
- Trực tiếp
- Bản trình chiếu
- Canvas
- Quay vòng
- Bài viết tức thời (Instant Article)
Các mục tiêu quảng cáo nào có thể gắn thẻ Branded Content?
Ở cấp độ chiến dịch, chọn một trong các mục tiêu sau
-
Nhận thức về thương hiệu
-
Số lượt xem video
-
Lưu lượng truy cập
-
Chuyển đổi trên trang web
-
Tương tác với bài viết trên trang
-
Số lượt cài đặt ứng dụng
-
Số người tiếp cận
Ở cấp độ quảng cáo, chọn nội dung của bạn rồi trong phần “Nội dung có thương hiệu”, nhấp và điền vào trường “Đối tác kinh doanh của bạn cho bài viết này là ai?”. Sau đó nhấn Hoàn thành và chờ Facebook duyệt.
Làm sao truy cập và nhận báo cáo Branded Content từ Trang
- Truy cập Trang
- Nhấp vào Thông tin chi tiết
- Nhấp vào Nội dung có thương hiệu
- Xem thông tin chi tiết
Làm sao truy cập và nhận báo cáo Branded Content từ Trình quản lý doanh nghiệp?
- Đi tới Trình quản lý doanh nghiệp
- Nhấp vào Nội dung có thương hiệu (nằm dưới “Đánh giá & Báo cáo”)
- Xem thông tin chi tiết
- Nếu muốn quảng cáo bài viết nội dung có thương hiệu, chọn Chia sẻ & Quảng cáo (Share & Boots)
Lưu ý:
- Nếu người tạo/người đăng đã tạo bài viết chứa nội dung có thương hiệu dưới dạng quảng cáo hoặc quảng cáo bài viết đó, thì đối tác kinh doanh cũng có thể xem tổng chi tiêu và CPM trong Trình quản lý doanh nghiệp (thông qua Insight).
- Đối tác kinh doanh cũng có quyền cấp Quản trị viên hoặc Biên tập viên có thể sử dụng nút ‘chia sẻ và quảng cáo’ từ cả Thông tin chi tiết Trang và Trình quản lý doanh nghiệp. Thông tin chi tiết cũng như ‘nút chia sẻ và quảng cáo’ không khả dụng trên Trình quản lý quảng cáo.
- Không giống như Trang, thông tin chi tiết cho nội dung có thương hiệu do người đăng/người tạo đăng bằng Trang cá nhân sẽ không bao gồm bất kỳ dữ liệu nào về số người tiếp cận, số lượt nhấp vào bài viết hoặc chi tiêu. Đối tác kinh doanh vẫn có thể xem tổng số lượt tương tác bằng bình luận, cảm xúc & chia sẻ đồng thời đặt mức chi tiêu riêng của họ phía sau bài viết bằng cách chia sẻ & quảng cáo bài viết.
Chính sách quảng cáo khắt khe
Facebook có một chính sách nội dung có thương hiệu khá khắt khe, trong đó quy định một số loại nội dung có thương hiệu gián đoạn không thể đưa vào bài viết đã đăng.
- Quảng cáo biểu ngữ: Nội dung video và hình ảnh đã đăng không được chứa quảng cáo biểu ngữ. Facebook định nghĩa quảng cáo biểu ngữ là cột có thương hiệu (thường theo chiều ngang hoặc dọc) phủ lên và tách biệt trực quan với nội dung hình ảnh hoặc video gốc (thường bằng màu nền khác). Facebook cấm sử dụng quảng cáo biểu ngữ chiếm hơn 1/3 nội dung video hoặc hình ảnh.
- Thẻ chèn giữa: Thẻ tiêu đề hoặc chèn giữa là thẻ giới thiệu đối tác kinh doanh và gián đoạn nội dung video. Facebook cấm hiển thị thẻ chèn giữa trong ba giây đầu của nội dung video và lâu hơn ba giây liên tiếp tại bất kỳ vị trí nào trong video. Điều này cũng không được đưa thẻ chèn giữa vào đầu, giữa hoặc cuối từng tin trong sản phẩm Facebook Stories.
- Quảng cáo cuộn: Nội dung video và âm thanh không được bao gồm quảng cáo video phát trước, trong hoặc sau nội dung, bao gồm quảng cáo đầu, giữa và cuối video.
- Chưa được sự đồng ý: Không sử dụng công cụ nội dung có thương hiệu để gắn thẻ Trang mà không có sự đồng ý trước.
- Thông tin thương mại không rõ ràng: Facebook yêu cầu khi sử dụng Branded Content phải đảm bảo rằng người tạo/người đăng cung cấp mọi thông tin cần thiết cho những người dùng Facebook, chẳng hạn như mọi thông tin cần thiết để cho thấy tính chất thương mại của nội dung mình đăng.
OscartranAds.com